Các nhà sản xuất vắc-xin cân nhắc thay đổi chiến lược vì biến thể Delta
Mũi vắc-xin tăng cường, hay một loại vaccine mới hoàn toàn? Đó là những gì các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm đang lên kế hoạch.
Khi nước Mỹ đóng cửa vào tháng 3/2020 do đại dịch Covid-19, có một cảm giác lan tỏa rằng tình hình có thể chỉ là tạm thời. Những nỗ lực vượt bậc của giới khoa học, nhà sản xuất và sự hỗ trợ của chính phủ đã được tiến hành để phát triển một loại vắc-xin. Vấn đề chỉ là thời gian, cho đến khi trạng thái bình thường trở lại.
Các nhà khoa học đang theo dõi sát các biến thể mới của SARS-CoV-2. Ảnh: Getty Images
Nhưng 17 tháng sau, sự trở lại của “trạng thái bình thường” vẫn không thấy đâu.
Các chủng vi-rút đột biến mới đáng sợ như biến thể Delta và Lambda xuất hiện, làm lây nhiễm nhiều hơn và nguy hiểm hơn so với vi-rút gốc. Các bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng, mặc dù các loại vắc-xin hiện có giúp bệnh nhân tránh bị mắc bệnh nặng nếu nhiễm vi-rút, nhưng chúng không ngăn được việc truyền nhiễm bệnh. Ít nhất, về mặt lý thuyết các biến chủng vẫn có thể gây ra những vấn đề không mong muốn với người đã tiêm chủng hoặc với cộng đồng.
Nói cách khác, vắc-xin hiện tại là không đủ. Nhân loại đã nóng lòng chờ đợi sự ra đời của loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên trong suốt năm 2020, nhưng bây giờ những loại vắc-xin đó không đủ để ngăn chặn vĩnh viễn Covid-19. Vì thế, có vẻ như các nhà sản xuất vắc-xin đang chuyển hướng chiến lược của họ.
Mặc dù vậy, dường như các công ty dược phẩm cũng chưa hoàn toàn chắc chắn, hoặc chưa muốn công khai rõ ràng về kế hoạch của mình.
“Khi SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hoá, Pfizer và BioNTech đang tiếp tục công việc của chúng tôi về tìm hiểu khả năng miễn dịch lâu dài, nhu cầu mũi tiêm tăng cường, và bất cứ nguy cơ nào từ việc xuất hiện các biến thể mới, liên quan đến khả năng bảo vệ của vắc-xin” – người phát ngôn của Pfizer cho biết.
Tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin công nghệ mRNA tại Detroit, Mỹ ngày 5/8/2020. Ảnh: AFP/ Getty Images
Pfizer cũng cho hay, nghiên cứu và bằng chứng hiện có cho thấy các biến thể đang lây lan không "né" được vắc-xin Covid-19 của họ, và công ty vẫn tiếp tục thực hiện các thử nghiệm lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau đối với mũi thứ ba của vắc-xin BNT162b2 (vắc-xin Pfizer), với các kết quả được hy vọng khả quan.
Công nghệ vắc-xin linh hoạt, sẵn sàng sản phẩm mới
Pfizer khẳng định vắc-xin mRNA của họ có hiệu quả cao trong ngăn ngừa Covid-19 và việc tiêm hai liều sẽ tăng cường đáng kể khả năng tránh bị bệnh nặng và nhập viện.
Công ty cũng thông báo rằng, họ có kế hoạch theo dõi các biến thể mới xuất hiện và khả năng miễn dịch suy yếu dần để có thể chuẩn bị các sản phẩm mới nếu cần.
Pfizer giải thích: “Đó là một phần lý do tại sao chúng tôi chọn công nghệ vaccine có tính linh hoạt [như mRNA] cho phép cung cấp liều tăng cường nếu cần và đối phó với những thay đổi tiềm ẩn trong vi-rút”.
Công nghệ sinh học mà Pfizer sử dụng để phát triển vắc-xin Covid-19 là mRNA. Vaccine truyền thống hoạt động bằng cách đưa vào cơ thể một mầm bệnh đã suy yếu hoặc đã chết (tức một vi sinh vật gây bệnh). Hệ miễn dịch trở nên quen thuộc với tác nhân gây bệnh khi tiếp xúc với chúng và sẽ học được cách chiến đấu với kẻ thù thực sự. Cụ thể hơn, hệ miễn dịch học cách nhận biết kháng nguyên (một chất độc hoặc lạ) và sản xuất kháng thể để tiêu diệt các mầm bệnh liên quan đến chúng.
Vắc-xin Covid-19 của Moderna. Ảnh: CNBC
Các vắc-xin mRNA cũng tuân theo nguyên tắc này, nhưng có sự thay đổi: Chúng sử dụng một phiên bản tổng hợp của RNA (vật liệu di truyền cho cơ thể biết cách tạo ra protein) - phiên bản được thiết kế để bổ sung một trong các chuỗi DNA vào trong gen và đưa nó vào cơ thể để các tế bào sẽ sản xuất ra các kháng nguyên giống như kháng nguyên được tìm thấy trong một vi-rút nhất định. Điều này có tác dụng tương tự như các nền tảng vắc-xin truyền thống - giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra và chống lại mầm bệnh - nhưng có thể được sản xuất nhanh chóng và dễ dàng thay đổi khi vi-rút đột biến và xuất hiện các biến thể.
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong công nghệ sinh học, việc sản xuất vắc-xin vô trùng, an toàn và hiệu quả vẫn còn phức tạp và tốn nhiều công sức, vì vậy bất kỳ công nghệ nào có thể giảm bớt thời gian của quá trình đó đều được hoan nghênh.
Đây là lý do tại sao Pfizer xác định việc sử dụng vắc-xin mRNA là thứ có thể giúp họ vượt qua các làn sóng dịch trong tương lai.
Hãng Moderna mới đây cũng cho biết mũi tăng cường vắc-xin Covid-19 của hãng đã tạo ra phản ứng kháng thể “mạnh mẽ” chống lại biến thể Delta - dựa trên một nghiên cứu được công bố hôm 5/8. Moderna đang thử nghiệm liều lượng 50 microgram của ba ứng cử viên vắc-xin tăng cường ở những người đã được tiêm 2 mũi trước đó. Công ty cho hay, các mũi tiêm tăng cường đã tạo ra phản ứng miễn dịch đầy hứa hẹn chống lại ba biến thể, bao gồm cả Delta, với mức độ kháng thể gần với với mức kháng thể đã thấy ở những trước đây được tiêm hai liều 100 microgram.
Biển báo bắt buộc đeo khẩu trang hoặc dụng cụ che mặt tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, người khổng lồ dược phẩm Johnson & Johnson - công ty không phát triển vắc-xin Covid-19 mRNA mà thay vào đó là một loại vắc-xin truyền thống tiêm một mũi - cũng đang theo dõi hiệu quả của phản ứng miễn dịch từ vắc-xin trước các biến thể mới.
Cập nhật vắc-xin Covid-19 như vắc-xin cúm mùa?
Một thách thức lớn mà các nhà sản xuất vắc-xin phải đối mặt là tâm lý bài vắc-xin ở một bộ phận dân chúng. Tại Mỹ, có hàng triệu người phản đối vắc-xin, với động cơ từ hoài nghi thuần tuý đến chống đối chính trị nhằm vào đảng Dân chủ.
Vì thế, hãng Pfizer cho rằng "chỉ riêng phát triển công nghệ sinh học không đủ khả năng cứu chúng ta khỏi những gì đang trở thành một cuộc khủng hoảng văn hóa và chính trị". Người phát ngôn của Pfizer cho rằng, những người không tiêm vắc-xin khiến cho việc giải thoát nhân loại khỏi đại dịch trở nên khó khăn hơn.
Mỗi người không có khả năng miễn dịch sẽ tạo cơ hội cho vi-rút lây lan và tiếp tục đột biến, tiếp tục lây nhiễm ra cộng đồng của chúng ta. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho nhiều người. Việc tuân theo hướng dẫn y tế công cộng nhằm hạn chế phơi nhiễm với SARS-CoV-2, như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, kết hợp với tiếp tục triển khai chủng ngừa có thể giúp chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng và giảm các ca nhiễm Covid-19” - đại diện Pfizer nói.
Về lâu dài, một số người cho rằng Covid-19 sẽ giống như bệnh cúm - một căn bệnh phổ biến trong dân số và đột biến hàng năm, cướp đi mạng sống, nhưng có thể được ngăn chặn một cách tương đối bằng những mũi vắc-xin tăng cường đã cập nhật các chủng đột biến.
Tiến sĩ Jonathan Zenilman, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, phát biểu: “Chúng ta có thể phát triển mũi vắc-xin tăng cường để làm điều đó không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đặc biệt là khi công nghệ RNA rất nhanh và linh hoạt”.
PV
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B

Thăm, tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

TP. Cần Thơ và Tổng lãnh sự Hà Lan phát động trồng 1.000 cây bần chống sạt lở bờ sông

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

Điểm lại những sự kiện đình đám được tổ chức tại miền kỳ quan MerryLand Quy Nhơn

200 bệnh nhân nhi tham gia chương trình “Vui Tết Trung thu sẻ chia yêu thương”

Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030 và Quyết định công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
