Cách phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chủ yếu là do các sụn xương ngày càng bị thoái hóa và bị ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, chạm vào các đầu dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng, làm hạn chế quá trình cử động và di chuyển. Theo BS Võ Khắc Khôi Nguyên - khoa Chấn thương Chỉnh hình: “Thời tiết trở lạnh là nhiều người bị đau nhức xương khớp, nhất là người cao tuổi. Nhiệt độ hạ thấp, cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu tại các vùng da này co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp. Máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích gây đau nhức”.
Dưới đây là một số cách phòng bệnh xương khớp cho mùa lạnh:
1. Xoa bóp, vận động khớp thường xuyên
Thời tiết lạnh, chúng ta thường có xu hướng lười vận động hơn khiến cho các khớp bị cứng , cơ thể không lưu thông máu khiến các khớp bị yếu đi. Việc lười vận động sẽ dẫn đến các căn bệnh xương khớp phát triển hoặc tái phát khiến người bệnh đau nhất. Chính vì người bệnh nên thường xuyên đi lại và thực hiện các bài tập cho khớp đơn giản ngay trong nhà chứ đừng ngồi yên một chỗ và thỉnh thoảng xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp để làm giãn cơ quanh khớp, tăng lượng máu lưu thông đến khớp để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng cứng khớp, đau nhức khớp.
Khi cơ thể có biểu hiện đau nhức người bệnh có thể xào nóng gừng tươi, lá lốt, lá ngũ chảo, lá ngải cứu …với 1 ít muối và chườm vào chỗ khớp bị đau cũng có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên với những khớp bị đau kèm biểu hiện sưng và nóng đỏ thì không nên thực hiện biện pháp này
2. Giữ ấm cơ thể hợp lý
Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất đặc biệt là người già. Vào buổi sáng và buổi tối nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng nên giữ ấm cơ thể. Đặc biệt, các khớp ở ngón tay, ngón chân là những khớp nhỏ nằm ở xa cơ thể nên thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn. Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước.
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng, ấm xung quanh vị trí đau bằng máy sấy hoặc chườm nóng, ngâm nóng. Biện pháp ngâm nước nóng vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn ở bên trong, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.
Việc giữ ấm hợp lý có thể xem là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất mà tất cả mọi người có thể thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
3. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và giúp giữ nhiệt cho cơ thể:
Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, các loại ngũ cốc nguyên hạt nhằm hạn chế và ngăn ngừa tình trạng viêm đau tại khớp.
Các loại rau lá xanh và các thực phẩm dồi dào vitamin C như cam, quýt, bưởi , dâu tây…cũng giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm khớp khá hiệu quả, người bệnh nên ăn những thực phẩm này thường xuyên hơn.
Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega 6 ( như dầu dừa ), các loại hạt tinh chế, các thức ăn nhiều dầu mỡ vì chúng khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Đặc biệt, hạn chế rượu bia, các bữa tiệc thịnh soạn vì có thể gây ra một cơn gout cấp (nhất là ở những bệnh nhân gout) và làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức xương khớp.
Mỗi ngày cần phải cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể bằng cách uống nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở xa (bàn tay, bàn chân). Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm vì sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể.
4. Tránh tâm lý lo lắng quá mức
Khi thời tiết trở lạnh sẽ làm đau khớp, các mô trong cơ thể, lớp ngoài cơ thể (da, gân, cơ) thường có khuynh hướng co rút lại, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng nổi da gà khi gặp lạnh do cơ dựng lông co lại. Tình trạng này có thể gây chứng đau vai gáy cấp, các khớp gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc không nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng, do đó nhiều người trở nên hoang mang lo lắng.
5. Duy trì cân nặng hợp lý
Để đảm bảo hấp thu đầy đủ các vi chất cần thiết, trong đó canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương, cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày cua, tôm, hải sản. Đồng thời, nên dùng các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, súp lơ..), các loại trái cây (dâu tây, cà chua, đu đủ, cam, hạt điều…). Bên cạnh đó, cần hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn. Đặc biệt, cần duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.
6. Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Khi khớp bị đau nhức, không nên tự ý mua thuốc giảm đau về dùng; tránh áp dụng các phương cách điều trị truyền miệng, những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nghiên cứu khoa học rõ ràng; nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp.
Trúc Anh (T/h)