Hạn hán đe dọa tê liệt giao thông đường thủy châu Âu
Sông Rhine đóng vai trò quan trọng trong nối liền giao thương đa quốc gia.
Các dòng sông đang dần khô cạn
Theo Cơ quan Thống kế châu Âu (Eurostat), hệ thống sông ngòi và kênh rạch của châu lục này vận chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa mỗi năm và đóng góp khoảng 80 tỷ USD cho nền kinh tế, song, hạn hán lịch sử đang đe dọa làm tê liệt giao thương đường thủy châu Âu.
Báo cáo từ Cục Đường thủy và vận tải Liên bang Đức cho biết, mực nước ở một số khu vực của sông Rhine quá nông do hạn hán, làm tắc nghẽn hoạt động giao thương nằm dọc theo tuyến đường thủy quan trọng nhất của châu Âu.
Trong khi đó, sông Danube, kết nối sông Rhine qua kênh đào Europa đổ ra Biển Đen, cũng gặp tình trạng bị bồi lấp, gây cản trở việc buôn bán ngũ cốc và các hoạt động thương mại khác.
Sông Rhine, dòng sông có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế Đức, Hà Lan và Thụy Sỹ trong nhiều thế kỷ, đang trong tình trạng gần như không thể qua lại, gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển dầu diesel và than. Trong khi đó, sông Danube với chiều dài 2.850 km từ Trung Âu đến Biển Đen cũng bị bồi lấp, cản trở hoạt động buôn bán ngũ cốc và các hàng hóa khác.
Nước sông Rhine chủ yếu do các sông băng và mưa cung cấp. Tuy nhiên, lượng nước từ các dòng sông băng đang giảm dần trong những năm gần do biến đổi khí hậu.
Việc sinh hoạt và khai thác quá mức của con người cũng tác động không nhỏ đến các dòng chảy. Khoảng 58 triệu người đang sống dựa vào nguồn nước sông Rhine để sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất và vận hành hệ thống thủy điện. Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết, tình trạng khan hiếm nước ở các lưu vực sông của châu lục sẽ ảnh hưởng đến 1/4 dân cư khu vực.
Theo Viện Thủy văn Liên bang Đức, nếu “điểm thắt nút” của sông tại Kaub phía Tây Frankfurt, Đức chạm mốc cạn dưới 40 cm, hầu hết các sà lan sẽ không thể di chuyển được, từ đó, gây ra nguy cơ cắt đứt dòng chảy hàng hóa, bao gồm cả dầu diesel, than, cũng như làm gián đoạn các hoạt động giao thông đường thủy
Theo tính toán dựa trên số liệu của Cơ quan Thống kê EU, các con sông và kênh rạch ở châu Âu là tuyến vận chuyển hơn 1 tấn hàng hóa mỗi năm cho mỗi công dân EU và đóng góp khoảng 80 tỷ USD cho nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên, tác động từ việc các dòng sông khô cạn đang gia tăng.
Giám đốc Cơ quan vận tải đường thủy của Pháp, Cecile Azevard, cho rằng vấn đề không chỉ là ở giao thông đường thủy mà còn là việc làm mát, tưới tiêu và nhiều vấn đề khác.
Theo nhà kinh tế tại ABN Amro Bank NV, Albert Jan Swart, các điều kiện bất lợi được cho sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế khu vực lớn hơn nhiều so với con số 5 tỷ euro (5,1 tỷ USD) do các vấn đề của sông Rhine vào năm 2018. Công suất vận tải thủy nội địa sẽ bị hạn chế nghiêm trọng nếu lượng mưa trong khu vực vẫn thấp. Giá điện cao tại Đức sẽ gây ra thiệt hại hàng tỷ euro.
Giới chuyên gia nhận định, các điều kiện bất lợi về vận chuyển ở sông Rhine dự kiến sẽ gây thiệt hại khoảng 5,1 tỷ USD cho các nền kinh tế trong khu vực, tương tự như đợt khủng hoảng từng xảy ra năm 2018. Nếu sông Rhine không được tiếp nước nhanh chóng, năng lực vận chuyển nội địa sẽ bị hạn chế nghiêm trọng, giá điện tăng cao ngất ngưỡng, và con số thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng tỷ USD.
Một số doanh nghiệp hoạt động trên lưu vực sông Rhine cho biết, chi phí vận chuyển đã đội lên chóng mặt. Cụ thể, một sà lan tăng 30% chỉ trong một ngày. Mặc dù họ thể tính thêm phí cho mỗi tấn hàng hóa, nhưng lại gặp vấn đề hạn chế về số lượng vận chuyển, vì nếu mực nước thấp hơn có nghĩa là họ phải nhận tải trọng nhỏ hơn để đảm bảo an toàn.
Các vấn đề liên quan đến sông Rhine đang bắt đầu lan rộng trong khu vực. Là nước xuất khẩu điện, Pháp cũng không thể giúp giảm bớt ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng vì chỉ có khoảng một nửa số lò phản ứng hạt nhân của nước này hoạt động, phần còn lại đang bảo trì.
Na Uy cũng hạn chế xuất khẩu điện vì nước này ưu tiên lấp đầy các hồ chứa nước đang hạ thấp do hạn hán, thay vì sản xuất điện.
Trong khi đó, Thụy Sỹ đang tập trung khai thác dự trữ nhiên liệu và nỗ lực khắc phục mức thủy điện ở mức thấp nhất kể từ năm 2017. Các chuyến phà ở Hà Lan cũng đã phải dừng lại, ảnh hưởng đến giao thông công cộng ở một số khu vực.
Chung sức cứu vãn tình hình
Để tránh lặp lại sự cố năm 2018, Đức đang theo đuổi các biện pháp giữ cho sông Rhine mở rộng lưu lượng nước, bao gồm tăng cường nạo vét lòng sông và nâng cấp các hệ thống cảnh báo sớm. Quốc gia này cũng đang xem xét các phương án xâm lấn sâu hơn hai bên bờ lưu vực như xây dựng các hồ chứa có thể tích trữ và xả nước để bù đắp lượng dòng chảy giảm từ các sông băng.
Công ty Thyssenkrupp AG đã thành lập một ban chuyên xử lý và nhóm họp hằng ngày về các vấn đề khủng hoảng liên quan sông Rhine. Nhà sản xuất thép lớn nhất của Đức đang sử dụng các tàu có lượng choán nước thấp hơn trong việc vận chuyển hàng hóa cho nhà máy của họ ở Duisburg.
Trong khi đó, công ty hóa chất BASF đã đặt hàng các tàu có thể linh động điều chỉnh lượng choán nước và thuê một sà lan đặc biệt dài 110 mét để vận chuyển khí hóa lỏng đến nhà máy Ludwigshafen. Được biết, đợt hạn hán năm 2018 khiến họ thiệt hại hơn 250 triệu USD.
Utility Uniper SE dự kiến cắt giảm sản lượng tại hai nhà máy nhiệt điện than quan trọng ở Đức, do họ đang phải vật lộn để có được nguồn cung cấp nhiên liệu dọc sông Rhine.
Do hạn hán tồi tệ nhất từ trước đến nay, Pháp đã áp dụng các biện pháp hạn chế nước trên gần như toàn bộ đất nước. Hơn 100 thành phố hiện đang dựa vào nước uống do xe tải cung cấp.
Trên sông Danube, các hoạt động nạo vét khẩn cấp đang được tiến hành ở Bulgaria, Romania và Serbia, giới chức cũng phát lệnh thông báo tàu bè buộc phải lùi lại để chờ thông kênh.
THANH LAM
Các tin khác

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26

Hạn hán ở châu Âu tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ

Sử dụng than toàn cầu gia tăng làm giảm tốc độ chuyển đổi năng lượng

Các bãi rác trên thế giới thải ra lượng khí mêtan khổng lồ

Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Nắng nóng gia tăng liên tục tại Ấn Độ

Chính phủ Hà Lan tuyên bố tình trạng thiếu nước do hạn hán
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Phú Thọ: Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu Trung ương dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

BSR - Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
