Sử dụng than toàn cầu gia tăng làm giảm tốc độ chuyển đổi năng lượng
Việc sử dụng than đang góp phần đẩy lượng khí thải CO2 trên toàn cầu lên mức cao kỷ lục, đồng thời giảm tốc độ quá trình chuyển đổi năng lượng tại nhiều quốc gia.
Đánh giá thống kê của BP về Năng lượng thế giới 2022 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về cung và cầu đối với các nguồn năng lượng chính trên cơ sở cấp quốc gia. Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu bao gồm carbon và hydro. Chúng là hydrocarbon.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, quá trình đốt than phát thải khoảng 210 pound CO2 trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU) năng lượng. Trong khi đó, dầu mỏ thải ra khoảng 160 pound CO2 trên một triệu BTU, và khí tự nhiên thải ra 117 pound CO2 trên một triệu BTU.
Than còn tạo ra nhiều khí thải độc hại khác khi đốt trong các nhà máy điện. Trong lịch sử, các nhà máy than thải ra nhiều khí sunfurơ, là nguyên nhân gây ra mưa axit. Các quy định cuối cùng đã được khắc phục trong vấn đề đó, nhưng các nhà máy nhiệt điện than vẫn thải ra các chất ô nhiễm như thủy ngân. Thậm chí, chúng còn thải ra môi trường nhiều nguyên tố phóng xạ hơn cả một nhà máy điện hạt nhân.
Do đó, đã có nhiều quy định được thông qua nhằm giảm tác động của than đối với môi trường. Vì các vấn đề ô nhiễm khác nhau liên quan đến than, hầu hết các nước phát triển đã rời xa nhiệt điện than. Nhưng vì than rẻ nên các nước đang phát triển tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than làm nguồn điện. Tiêu thụ than ở các nước đang phát triển hiện là nguyên nhân lớn nhất làm tăng lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu.
Kết quả của đại dịch Covid-19, năm 2020 chứng kiến mức tiêu thụ than toàn cầu giảm kỷ lục 4,2%. Trong 38 quốc gia bao gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tiêu thụ than trong năm 2020 đã giảm 15,2%. Tuy nhiên, cũng như dầu và khí tự nhiên, tiêu thụ than đã tăng trở lại mạnh mẽ vào năm 2021, tăng 6,3%.
Tiêu thị than ở các nước ngoài OECD đã tăng lên mức kỷ lục mới, trong khi tiêu thụ than toàn cầu chỉ giảm so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2014. Các nước ngoài OECD hiện tiêu thụ 81,5% lượng than của thế giới. 6 trong số 10 quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trừ một trong 10 nước tiêu dùng hàng đầu của năm ngoái đã chứng kiến mức tiêu thụ than tăng từ năm 2020. Đức, quốc gia đang loại bỏ dần điện hạt nhân và tích cực theo đuổi năng lượng tái tạo, có mức tăng tiêu thụ than lớn nhất so với năm trước (trong số 10 nước tiêu thụ nhiều nhất). Các nhà sản xuất than đa dạng hơn về mặt địa lý so với các hộ tiêu thụ than. Tuy nhiên, Trung Quốc thống trị mức tiêu thụ và sản xuất than của thế giới. 10 nhà sản xuất than hàng đầu thế giới vào năm 2021: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Úc, Mỹ, Nga, Nam Phi, Kazakhstan, Ba Lan, Colombia.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết dựa trên các điều kiện kinh tế và xu hướng thị trường hiện nay, cũng như giả định nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhu cầu sử dụng than trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ 0,7% trong năm 2022 lên mức 8 triệu tấn. Mức tiêu tụ này tương đương với mức cao kỷ lục được xác lập hồi năm 2013.
Theo thống kê của IEA, nhu cầu tiêu thụ than đã tăng trở lại kể từ năm 2021 với mức tiêu thụ đạt 7,9 tấn, tăng 6% so với năm 2020. Đồng thời, IEA dự báo năm 2023 nhu cầu sử dụng than trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, xác lập mức cao nhất mọi thời đại.
Nguyên nhân chủ yếu do sự gia tăng trở lại của các hoạt động kinh tế sau giai đoạn dài bị đè nén bởi đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc giá khí đốt cao kỷ lục trên toàn cầu khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ, tăng cường sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung năng lượng.
Theo IEA nhu cầu sử dụng than của Ấn Độ bắt đầu tăng mạnh kể từ đầu năm nay. Tăng trưởng nhu cầu sử dụng than của nước này được dự báo đạt 7% trong năm nay khi Ấn Độ đẩy mạnh phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ điện tăng lên. Bộ Công nghiệp Than Ấn Độ cho biết hiện than đáp ứng 55% tổng nhu cầu năng lượng của nước này.
Đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thu than lớn nhất thế giới, IEA ước tính nhu cầu sử dụng than của nước này đã giảm 3% trong nửa đầu năm nay do các biện pháp phong toả phòng chống dịch Covid-19 diện rộng, khiến hoạt động kinh tế suy yếu. Tuy nhiên, IEA nhận định khi các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc tăng tốc trở lại trong nửa cuối năm nay thì nhu cầu sử dụng than sẽ tăng lên tương ứng. Mức tiêu thụ than của nước này trong cả năm nay được dự báo sẽ đạt khoảng 4,23 tỷ tấn – tương đương mức cao kỷ lục trong năm ngoái. IEA ước tính lượng than dùng cho sản xuất điện tại Trung Quốc đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu sử dụng than của Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay được dự báo sẽ tăng 7%. Trong năm ngoái, nhu cầu sử dụng than tại đây đã tăng vọt 14%. EU đang đẩy mạnh sử dụng than thay cho khí tự nhiên để sản xuất điện trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung khí. Một số quốc gia EU đã nâng số giờ vận hành các nhà máy nhiệt điện than, tái vận hành trở lại các nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa trước đây, cũng như lùi thời gian đóng cửa những nhà máy đang hoạt động để đảm bảo an ninh năng lượng. Nhu cầu sử dụng than của EU chỉ chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu sử dụng than toàn cầu.
Việc sử dụng than giúp các nền kinh tế tiết giảm đáng kể chi phí năng lượng khi giá dầu thô và khí đốt chạm mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, IEA cũng cảnh báo việc này đang góp phần đẩy lượng khí thải CO2 trên toàn cầu lên mức cao kỷ lục, cũng như giảm tốc độ quá trình chuyển đổi năng lượng tại nhiều quốc gia. |
MẠNH HIỆP
Các tin khác

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26

Hạn hán ở châu Âu tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ

Hạn hán đe dọa tê liệt giao thông đường thủy châu Âu

Các bãi rác trên thế giới thải ra lượng khí mêtan khổng lồ

Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Nắng nóng gia tăng liên tục tại Ấn Độ

Chính phủ Hà Lan tuyên bố tình trạng thiếu nước do hạn hán
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Bộ Công thương tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ Y TẾ NHÂN CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Burundi

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
