Hộ lý Hạnh yêu nghề
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Nghề y là một nghề cao quý, từ các bác sĩ đến y tá, hộ lý, bảo mẫu,… mỗi người đều có một vị trí, một sự đóng góp công sức khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là đã góp sức mình cho công cuộc cứu người. Chúng ta biết rằng những người thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân cũng phải kể đến các hộ lý, y công và họ cần được quan tâm, động viên nhiều hơn nữa.
Qua tìm hiu chúng tôi biết được hộ lý Lê Thị Ngọc Hạnh (49 tuổi ngụ Kp4, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai là một hộ lý gương mẫu, siêng năng được nhiều người kính trọng và có nhiều thành tích trong công việc. Nhìn bàn tay chị ân cần chăm sóc bệnh nhi ai cũng lầm tưởng chị đang chăm sóc người thân yêu ruột thịt của mình, chị cẩn thận thay tã cho bé, cho bé uống sữa, lau chùi, rửa cho bé mà không hề nề hà hay than trách nửa lời. Chị Hạnh bắt đầu công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai từ năm 1986, đến nay đã 28 năm gắn bó với nghề. Trong công việc chị Hạnh luôn làm hết sức mình, tâm huyết yêu thương bệnh nhi như con, bởi tình yêu của chị dành trọn cho nghề. Không chỉ sống trọn với nghề, chị Hạnh còn tham gia sáng tác thơ, thơ của chị thường viết về những vấn đề trong ngành y, những vấn đề trong cuộc sống đời thường.
Chăm sóc bệnh nhi
Nhấp ngụm trà chị kể lại những khó khăn ngày mới vào nghề, lúc đó gia cảnh chị nghèo, cha mất sớm, mẹ già lại mang bệnh nặng nên chị ước mơ được làm việc tại bệnh viện, khi đó Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang tuyn người nên chị xin đi làm luôn, rồi yêu luôn cái nghề. Với đồng lương ít ỏi lúc đó chị có tiền lo cho em ăn học, tích góp chữa bệnh cho mẹ già. Từ khi chị về nhà chồng, công việc chiếm mất nhiều thời gian, đi sớm về khuya, là dâu mới nên đ dung hòa được công việc tại bệnh viện và ở nhà là rất khó khăn. Vừa lo công việc, lo gia đình chồng lại lo cho mẹ ruột già yếu nên đôi lúc chị kiệt quệ, nhưng chị nói rằng mỗi lần nhìn các bệnh nhân mình mới thấy mình may mắn hơn nhiều và từ đó lại càng cố gắng. Chị tìm cách nói chuyện cho mẹ chồng hiểu, cố gắng sắp xếp thời gian đ lo chu tất mọi chuyện mà không mất lòng ai, cuối cùng mẹ chồng cũng vui vẻ và chấp nhận sự bận rộn của nàng dâu hộ lý. Hơn hết chị Hạnh có một người chồng rất yêu thương và quan tâm, mọi công việc nhà anh đều làm phụ, giúp chị vừa là dâu đảm, vợ hiền, hộ lý giỏi. Ngoài ra chị còn cùng chồng tham gia công tác xã hội tại địa bàn chị sinh sống, hiện chị đang là tổ trưởng phụ nữ, luôn đi đầu trong công tác tập th, gương mẫu chấp hành các chương trình, hoạt động tại nơi sinh sống.
Trong quan niệm của chị, đến với nghề y là đ cho đi và đừng mong nhận lại và bản thân mỗi người phải biết rằng “Điều cốt yếu không phải là chúng ta sống là để làm gì mà là chúng ta làm được gì trong lúc sống”. Chị Hạnh tâm sự: “Nghề nào cũng có cái khó, quan trọng là mình khắc phục thế nào, đi làm có lắm lúc vui nhưng buồn cũng không ít. Vào khoảng tháng 6 – 2013 bệnh viện có tiếp nhận một ca điều trị bệnh viêm phổi, người mẹ của bệnh nhân đưa con vào viện nhưng lại không đủ khả năng chi trả viện phí, mọi chi phí ăn uống, sinh hoạt đều nhờ vào sự cưu mang của các y bác sĩ cũng như các gia đình bệnh nhân khác. Nhìn cảnh cậu con trai đi xin cơm cho mẹ và em mình không ai không chạnh lòng, biết là thương họ, chỉ góp được miếng cơm miếng cháo chứ tôi cũng không th giúp họ nhiều, điều đó thấy rất áy náy, thấy đó mà giúp không nổi”.
Chân dung nữ hộ lý Hạnh
Cuộc đời chị Hạnh gắn bó với ngành y khá lâu, 28 năm trong nghề, chị đã chứng kiến những thành tích cũng như nhiều mặt hạn chế trong ngành này nhất là trong những năm qua ngành y tế đang bị người dân nhìn với con mắt “thiếu thiện cảm”, nhưng có lẽ cũng chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, bởi đâu đó khắp cả nước còn có rất nhiều người, sống cống hiến trọn sức mình cho ngành y mà không màng danh lợi. “ Thực trạng nhận tiền từ người nhà bệnh nhân là điều diễn ra khá phổ biến, báo đài cũng nhắc đến nhiều nhưng dường như đã gọi là vấn nạn thì khó dẹp bỏ, dẹp kiu này lại biến tướng theo kiu khác, bệnh viện công tình trạng này nhiều hơn bệnh viện tư, người đi bệnh viện cứ xem đó là luật bất thành văn. Bản thân tôi chưa bao giờ nhận hay vòi vĩnh của ai một đồng tiền, thật ra họ đưa con đi viện là đã phải chạy vạy cực khổ lắm, mình có nhận cũng chẳng thấy vui, làm gì cũng nghĩ cái hậu về sau, các lương y cần quan tâm hơn nữa đến thái độ và cách ứng xử của mình đối với bệnh nhân. Năm 2013 ngành y còn vướng phải biết bao nhiêu sự cố nào là những vụ tiêm vắc xin, vụ thẩm mỹ Cát Tường,… nhưng lỗi không th đổ toàn bộ cho ngành y chúng tôi bởi ngành nào cũng có người tốt, có kẻ xấu. Nhưng không ai có th phủ nhận được tầm quan trọng của ngành y, đó là nghề cứu người, giành giật mạng sống của con người từ tay tử thần”.
Những chia sẻ của chị Hạnh cũng là mong muốn của rất nhiều người. Là một hộ lý sống đầy nhiệt huyết, sống vì nghề, suy nghĩ cho nghề. Mặc dù chính bản thân chị cũng có nhiều điều bức xúc trong nghề nhưng chị vẫn có rất nhiều niềm vui, niềm tự hào với nghề nghiệp của mình.
Khi nói về chị Hạnh, BS. Trần Thị Bích Phượng, Chủ nhiệm khoa cho biết: Chị Hạnh rất siêng năng, nhẹ nhàng, lại biết quan tâm đến mọi người, chăm sóc tốt cho trẻ, chăm chỉ, ham học hỏi, được nhiều người quý mến, chị ấy từng tham gia hiến máu nhân đạo nhiều lần và được các bệnh nhân tham gia ký tên đề nghị bệnh viện khen tặng”. Chị Hương thân nhân bệnh nhi chia sẻ: “Mọi người ai cũng mến chị Hạnh, tôi thấy chị ấy hiền, thân thiện, chăm sóc bệnh nhi thì khỏi nói, cẩn thận từng li từng tí một, chưa bao giờ gắt gỏng ai”. Nhiều thân nhân bệnh nhi còn cho hay rằng chị Hạnh còn tự bỏ tiền túi của mình đ khi mua chút quà, khi ít đồ chơi, khi lại ủng hộ giúp đỡ các gia đình bệnh nhân nghèo. Chị Nguyễn Hường (hàng xóm chị Hạnh) nhận xét: “ Chị Hạnh là một tổ trưởng phụ nữ gương mẫu, sống mẫu mực, con cái ngoan ngoãn, gia đình nào có việc chị đều giúp đỡ”. Nhờ những cố gắng đó mà hầu như năm nào chị cũng được công nhận là lao động giỏi, Giấy khen về thành tích chăm sóc, phục vụ tốt đối với bệnh nhân, Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế, phần thưởng từ Bộ Y tế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác chữ thập đỏ, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Đối với sự nghiệp thơ văn chị từng được tặng Giấy khen và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật Việt Nam.
“Y đức chính là phần quan trọng nhất của người thầy thuốc, tài – đức phải song song với nhau, tuy hiện nay có nhiều “lương y” đang dần mất hết “ lương tâm” nhưng không vì thế mà ngành y kém quan trọng, hôm nay, ngày mai hay mãi về sau ngành y vẫn là một ngành cứu sống con người, mang lại sự khỏe mạnh cho nhân loại, bài học về y đức sẽ chẳng được vận dụng nếu người thầy thuốc đó có tầm mà không có tâm, quan trọng là trái tim người làm nghề, sống là đ cống hiến, để làm việc có ích. Bản thân tôi sẽ sống có ích cho đời, chỉ là một hộ lý nhưng tôi còn là tấm gương cho hai con của tôi, phải luôn hiu rằng “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” chị Hạnh chia sẻ thêm.
Cuộc sống của hộ lý Hạnh vẫn còn nhiều gian khổ, công việc sẽ ngày càng khó khăn nhưng chắc rằng chị Hạnh sẽ vượt qua được bởi lòng yêu nghề, chị sẽ cống hiến sức mình cho ngành y. Mong là sẽ có thêm thật nhiều người như chị Hạnh công tác trong ngành y đ có nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.
Nguyễn Nhâm – Hiếu Nguyễn
Các tin khác

Đoàn công tác BV số 1 – Đại học Y khoa Quảng Tây (Trung Quốc) hợp tác với BVĐK Khánh Hòa

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Ghép thận thành công cho bệnh nhi đặc biệt

Bệnh viện bắt buộc phải kê đơn thuốc điện tử từ ngày 1/10

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
