Khoảng 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá “đầu độc” môi trường sống trên Trái Đất
Nhân Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thông tin mới về tác hại của thuốc lá đối với môi trường và sức khỏe con người.
Trên cơ sở đó, WHO kêu gọi thế giới cần có biện pháp để ngành công nghiệp thuốc lá phải có trách nhiệm hơn đối với những hệ lụy mà nó đang gây ra.
Phần lớn thuốc lá được trồng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - những quốc gia thường rất cần nước và đất nông nghiệp để sản xuất lương thực cho khu vực. Thay vào đó, quỹ đất tại đây đang được sử dụng để trồng cây thuốc lá gây chết người.
Trong báo cáo “Thuốc lá: Đầu độc hành tinh của chúng ta,” WHO cho biết ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng nước, gỗ và thuốc trừ sâu nhiều hơn hầu hết các loại cây trồng khác.
Phần lớn thuốc lá được trồng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, là nơi thường rất cần nước và đất canh tác để sản xuất lương thực.
Tuy nhiên, mỗi năm trên thế giới có khoảng 3,5 triệu ha đất bị xòi mòn do hoạt động trồng cây thuốc lá. Trồng cây thuốc lá cũng góp phần gây nên nạn phá rừng. Hằng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá.
Nông dân trồng cây thuốc lá thường phát quang đất bằng cách đốt rừng và bỏ hoang đất chỉ sau vài mùa vụ, dẫn đến tình trạng hoang hóa, suy thoái đất và giảm năng suất của những loại cây trồng khác.
“Các sản phẩm thuốc lá xả nhiều rác thải nhất trên hành tinh, chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại - những chất sẽ xâm nhập môi trường của chúng ta khi chúng được thải ra. Khoảng 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá gây ô nhiễm đại dương, sông, vỉa hè, công viên, đất và bãi biển mỗi năm”, Tiến sĩ Ruediger Krech, Giám đốc Nâng cao sức khỏe của WHO, cho biết.
Các sản phẩm như điếu thuốc lá, thuốc lá không khói và thuốc lá điện tử cũng góp phần làm tăng ô nhiễm rác thải nhựa. Đầu lọc thuốc lá chứa vi nhựa và tạo thành dạng ô nhiễm nhựa cao thứ hai trên toàn thế giới.
Dù ngành công nghiệp thuốc lá vẫn triển khai chương trình tiếp thị sản phẩm, nhưng không có bằng chứng cho thấy, đầu lọc có bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe con người. WHO kêu gọi các nhà hoạch định chính sách coi đầu lọc thuốc lá là loại nhựa sử dụng một lần và cân nhắc cấm sử dụng đầu lọc thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Điều đáng chú ý là người đóng thuế đang phải "gánh" chi phí dọn dẹp các sản phẩm thuốc lá vứt bừa bãi, mà không phải ngành công nghiệp thuốc lá. Ước tính, chi phí dọn dẹp mỗi năm tại Trung Quốc là khoảng 2,6 tỷ USD, Ấn Độ khoảng 766 triệu USD, trong khi Brazil và Đức là hơn 200 triệu USD.
Tuy nhiên, các nước như Pháp, Tây Ban Nha và các thành phố như San Francisco, California ở Mỹ, đã tuân thủ Nguyên tắc Người gây ô nhiễm trả tiền cũng như thực hiện thành công “luật trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng”, khiến ngành công nghiệp thuốc lá phải có trách nhiệm giải quyết tình trạng ô nhiễm do chính ngành này gây ra.
Tại Việt Nam, kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Theo số liệu của Bộ Y tế, so với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như nơi làm việc, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà.
Kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh tại Việt Nam do WHO thực hiện năm 2019 cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc trong học sinh độ tuổi 13-17 giảm từ 5,36% năm 2013 xuống 2,78% năm 2019 (giảm gần 50%).
Tuy nhiên, WHO cũng nhận định vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát thuốc lá khi đây vẫn là "thủ phạm giấu mặt" cướp đi sinh mạng của hơn 8 triệu người mỗi năm.
WHO cảnh báo nếu các quốc gia không hành động quyết liệt, số người tử vong do thuốc lá mỗi năm sẽ tiếp tục gia tăng ngay cả khi tình trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm dần, đặc biệt khi số người sử dụng thuốc lá điện tử tăng mạnh.
Doanh số bán thuốc lá điện tử đã tăng tới 122,2% trong giai đoạn từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2020. Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên Việt Nam cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong nhóm tuổi 13-17 tuổi ở Việt Nam chiếm 2,6% năm 2020. Xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử tập trung cao ở nhóm tuổi 15-24 tuổi với tỷ lệ là 7,3% so với các nhóm tuổi 25-44 tuổi (3,2%), 45-64 tuổi (1,4%).
WHO chỉ rõ mỗi sản phẩm thuốc lá được sử dụng đều gây hại cho môi trường. Nói cách khác, thuốc lá đang đầu độc môi trường sống, nơi mà sự tồn tại của con người phụ thuộc vào, và ngành công nghiệp thuốc lá đang tạo ra lợi nhuận khổng lồ bằng cách hủy hoại môi trường và sức khỏe con người.
Do vậy, ngành này cần phải chịu trách nhiệm về môi trường, xử lý chất thải và thiệt hại, gồm cả chi phí thu gom chất thải.
Trong khi đó, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục theo đuổi hướng tiếp cận và sáu chiến lược đã được vạch ra trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (FCTC).
Đối với mỗi cá nhân, WHO nhấn mạnh thông điệp: từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của chính bạn và sức khỏe của hành tinh chúng ta.
THANH LAM
Các tin khác

Kỳ 2: Thông tin của bệnh nhân bị “đánh cắp” từ kho lưu trữ hồ sơ bệnh án như thế nào?

Làm rõ dư luận “nghi vấn bác sỹ đặt thủy tinh thể nhân tạo không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân ở Cần Thơ”

Vĩnh Phúc: Rủi ro từ những dịch vụ thẩm mỹ

Trẻ hóa Nano Fiber - Dẫn đầu xu hướng xóa nhăn hiệu quả bền vững tại Việt Nam

Phòng khám đa khoa Tâm Đức: Địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy

Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể

Phẫu thuật nội soi bóc khối u nang buồng trứng xoắn và bảo tồn thành công buồng trứng cho bệnh nhân

Cứu sống trẻ 4 tháng tuổi bị chảy máu não do hội chứng rung lắc

Quảng Ninh: Tiếp tục tập trung giám sát và kiểm soát tốt dịch bệnh trong tình hình mới
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Ghép gan thành công cho trẻ nhỏ tuổi và nhẹ cân nhất ở Việt Nam

Ứng dụng robot trong phẫu thuật bệnh lý cột sống

Phòng bệnh liên quan đến di truyền để tránh dị tật bẩm sinh

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Cần Thơ ban hành kế hoạch thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện Tổng thống Liên bang Nga

Công ty Vắc xin Việt Nam và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Phú Thọ: Bắt giữ 2 đối tượng khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn).

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
