Một số cây thuốc nam bổ thận thường dùng nhiều trong dân gian
Không chỉ những người mắc các bệnh về thận mới sử dụng các loại cây bổ thận mà ngay cả những người mắc các loại bệnh có liên quan đến vấn đề sinh lý cũng cần phải biết đến và sử dụng các loại cây thuốc nam này.
Nhục thung dung giúp bổ thận tráng dương
Đây là loại cây thuốc chủ yếu dành cho nam giới. Tuy nhiên, loại cây này không được biết đến nhiều vì chúng không phân bố ở nước ta và đa số chúng ta đều phải nhập từ bên ngoài. Loại cây này giúp bổ thận tráng dương cực kì hiệu quả. Nhục thung dung cũng được kết hợp với các loại thuốc khác dùng để ngâm rượu uống cực kì công hiệu.
Đậu đen giúp bổ thận, giải độc
Trong Đông y, đậu đen có tính mát, giúp bổ thận, giải độc cơ thể hiệu quả. Đậu đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như ô đậu, hắc đại đậu....Với những người có triệu chứng thận yếu, thường xuyên mắc các bệnh như đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp, tóc rụng, khó ngủ....thì nên sử dụng đậu đen hằng ngày. Có nhiều cách khác nhau để dùng đậu đen, đơn giản và dễ sử dụng nhất là ninh đậu đen với chân gà, hầm nhừ sau đó nêm nếm để phù hợp với khẩu vị của từng người, vừa đơn giản, dễ sử dụng lại có tác dụng đặc biệt trong việc bổ thận và trị các bệnh về lưng, gối. Ngoài ra, bạn có thể chế biến đậu đen với các nguyên liệu khác nhau sao cho dễ sử dụng nhất.
Cây mã đề
Cây mã đề được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc bổ thận.
Cây mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica. Theo Đông y, cây mã đề có tính mát, vị ngọt, đặc biệt hiệu quả trong việc bổ thận, mát gan, giúp lợi tiểu và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị tăng huyết áp, chữa ho...Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng để trị bỏng hoặc mụn nhọt.
Sử dụng ba kích và sâm cau
Đây là hai thực phẩm vàng bổ thận tráng dương dành cho nam giới. Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm, không chỉ giúp bổ thận mà còn tăng cường gân cốt. Đối với những người đã có tuổi, cơ thể suy nhược thì ba kích đã chứng minh được công dụng tăng lực rõ rệt. Có thể dùng ba kích ngâm rượu hoặc hầm với thịt gà hay sắc nước uống đều được.
Sâm cau có nhiều tên gọi khác nhau như tiên mao, ngải cau. Sâm cau thường có mùi thơm, tính ấm. Sâm cau cũng có tác dụng giống với ba kích là ôn thận, mạnh gân cốt và trừ hàn thấp. Sâm cau được sử dụng nhiều trong dân gian để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và yếu sinh lý, gân cốt.
Nhân sâm bổ thận
Là vị thuốc cổ truyền và nổi tiếng trong Đông y. Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng đối với lục phủ ngũ tạng trong đó có thận. Nhân sâm không chỉ giúp bổ thận mà mà còn giúp an thần, bổ nguyên khí, chữa suy nhược hao tổn và tăng tuổi thọ. Nhân sâm là vị thuốc quý nên có giá thành khá đắt đỏ và thường được ưu tiên cho những người cao tuổi sử dụng.
Cây mồng tơi
Mồng tơi có tác dụng rất tốt đối với thận.
Là loại rau quen thuộc và phổ biến trong vườn nhà. Rau được ưa chuộng trong mùa hè vì có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mồng tơi có tác dụng tốt trong việc bổ thận, làm mát gan, thận, chữa hoạt tinh, mộng tinh và di tinh. Để bổ thận, tráng dương, bạn nên sử dụng rau mồng tơi trong những bữa ăn hằng ngày, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, lại tốt cho thận và chức năng thận.
Quả bí đao
Cũng là một loại quả quen thuộc và dễ tìm. Đối với những trường hợp thận bị hư yếu, xuất hiện triệu chứng mỏi gối, đau lưng, có thể sử dụng bí đao kết hợp với các nguyên liệu như trứng bồ câu, lộc nhung nấu chín, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, tạo thành món ăn để sử dụng chữa bệnh và bồi bổ thận.
Cây bách bệnh
Cây bách bệnh được coi là vị thuốc bổ thận hữu hiệu.
Hay còn gọi là cây bá bệnh. Đây cũng là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi với tác dụng nổi bật là bổ thận, tráng dương. Cây bách bệnh thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để ngâm rượu uống hoặc bào chế thành dạng viên để sử dụng và chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Còn rất nhiều cây thuốc nam bổ thận khác nhau trong tự nhiên. Với một số gợi ý trên, hy vọng bạn sẽ hiểu được phần nào về những loại thuốc bổ thận này và tìm ra được loại nguyên liệu phù hợp nhất với cơ địa của mình để sử dụng.
Thế Hoàng – Thiên Yết