Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ mắt
Những bệnh nhân Covid-19 dù không có bất cứ triệu chứng quan sát được nào ở mắt vẫn có thể lây truyền SARS-CoV-2 thông qua nước mắt. “Việc chạm vào nước mắt hoặc bề mặt nơi nước mắt của người bệnh rơi xuống và vô ý đưa tay lên mắt mình có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh”, tiến sĩ Sanjith Saseedharan, chuyên gia cao cấp tại Bệnh viện Fortis S.L Raheja Mahim (TP.Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ), lưu ý.
Một nghiên cứu thực hiện tại Tô Châu (Trung Quốc) được công bố trên tập san y học JAMA Network (thuộc Hiệp hội Y khoa Mỹ) hồi tháng 9/2020 cho biết một người có thể vô tình chạm tay vào mắt khoảng 10 lần/giờ. Trong khi đó, trên bề mặt mắt chứa rất nhiều enzym chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) - loại thụ thể làm trung gian lây nhiễm Covid-19, giúp các protein gai (spike protein) của SARS-CoV-2 bám lại và thâm nhập vào tế bào người. Do đó, nếu mắt không được bảo vệ cẩn thận, virú có thể dễ dàng xâm nhập và theo ống lệ mũi, di chuyển đến niêm mạc mũi rồi vòm họng, gây nhiễm trùng cho đường hô hấp.
Nghiên cứu trên cũng ghi nhận những người bị bệnh về mắt (như cận thị hay lão thị) phải đeo kính thường xuyên (khoảng 8 tiếng/ngày) có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thấp hơn rất nhiều so với những người không đeo kính.
Một nghiên cứu khác của các học giả Ấn Độ được công bố trên JAMA Network vào tháng 8/2020 và được dẫn lại bởi tuần san y khoa The Lancet sau đó cũng đồng thuận với quan điểm mắt là một vị trí cần được bảo vệ cẩn thận trước Covid-19.
Kết quả từ nghiên cứu đã ghi nhận trước khi sử dụng tấm chắn để bảo vệ mặt và mắt, khoảng 19% nhân viên y tế bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2 trong lúc làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, dù đã trang bị khẩu trang phẫu thuật 3 lớp, găng tay, bao giày và cồn sát khuẩn. Sau khi bổ sung tấm chắn chống giọt bắn (loại làm bằng nhựa PET, có độ dày 250 μm) thì không có ai trong số các nhân viên y tế được theo dõi trong cuộc nghiên cứu bị phơi nhiễm Covid-19.
Trên tờ Hindustan Times, tiến sĩ Sanjith Saseedharan đưa ra các lưu ý để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua đường mắt như sau:
- Không chạm tay vào mắt.
- Có thể mang kính mắt hay tấm chắn giọt bắn nếu ở nơi công cộng hay khi tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc sử dụng mặt trong của khuỷu tay.
- Vứt khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác.
- Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng dung dịch khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn, sau khi tiếp xúc với người khác.
- Luôn đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên va chạm hằng ngày.
L.Đ
Các tin khác

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Học tập và trao đổi kinh nghiệm chuyên ngành với Hội nghiên cứu và phẫu thuật cột sống Nhật Bản

Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân và điều trị

Tại sao bệnh ung thư đang gia tăng trên thế giới

Cảnh báo Hà Nội có thể là 'điểm nóng' về dịch sốt xuất huyết

Những loại thực phẩm có thể giúp bạn sống lâu hơn

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi khói bụi ngày càng gia tăng

Hướng dẫn phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới nhất

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh - Brisbane của Vietjet
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Thơ dự kiến hoạt động vào cuối quý 4/2024

Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Máy lọc không khí - khử khuẩn Saniair V1 Lọc không khí - ngăn chặn virus/vi trùng

Bếp gas có thể khiến phổi của bạn dễ bị tổn thương bởi Nitơ Dioxide

Dinh dưỡng và sức khỏe

Cơn tăng huyết áp

Dầu thực vật - liệu có an toàn?

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Nâng ngực, hút mỡ cùng lúc: Liệu có đảm bảo an toàn?

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Lễ ra mắt sản phẩm HAMYY: Mỹ phẩm của người Việt - Vì vẻ đẹp Việt khoẻ mạnh

Nhóm thực phẩm bổ phổi hậu COVID-19

Dinh dưỡng lành mạnh - lá chắn phòng ngừa ung thư
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
