Nhìn mắt để nhận biết bệnh tật trong cơ thể bạn
1. Mắt đỏ: Cao huyết áp
Khi một bác sĩ nhãn khoa chiếu ánh sáng vào mắt của bạn, họ sẽ nhìn thấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu xuất hiện xoắn - hoặc thậm chí làm mắt có màu đỏ.
Theo thống kê, 1/4 số người lớn bị huyết áp cao không biết họ có bệnh.
2. Vòng màu trắng quanh tròng đen: Cholesterol cao
Vòng trắng quanh tròng đen, hoặc điểm mờ trắng xung quanh mí mắt là dấu hiệu của mức cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy những người có những triệu chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
3. Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc: Bệnh tiểu đường
Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Chẩn đoán sớm bệnh để tránh biến chứng có thể.
4. Mí mắt bên trong nhợt nhạt: Thiếu máu
Nếu bên trong của mí mắt trông nhợt nhạt khi kéo xuống, bạn có thể bị thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt.
5. Mắt lồi: Có vấn đề tuyến giáp
Đôi mắt lồi có thể do di truyền, nhưng cũng có thể là bằng chứng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức. Mức độ bất thường của hormone tuyến giáp khiến các mô xung quanh mắt sưng lên.
6. Lòng trắng trong mắt chuyển sang vàng: Bệnh gan
Viêm gan và xơ gan có thể biến tròng trắng thành màu vàng. Màu vàng do một chất hóa học có tên bilirubin, được tạo ra bởi sự phá hủy của hemoglobin - phân tử mang oxy nằm bên trong các tế bào hồng cầu.
7. Con ngươi có kích thước khác nhau: Đột quỵ hoặc khối u
Con ngươi khi khỏe mạnh sẽ có cùng kích thước ở hai mắt và phản ứng tốt với ánh sáng. Nếu bạn thấy mắt mình không có đủ 2 yếu tố trên thì bạn nên đi khám sớm vì đây có thể là đầu mối cảnh báo nguy cơ bạn dễ gặp các vấn đề như đột quỵ, bệnh não, hay khối u thần kinh thị giác do chứng phình động mạch não hoặc bệnh mãn tính.
8. Mắt bị kéo mây: đục thủy tinh thể (cườm khô)
Lúc nào bạn cũng có cảm gaics như đang nhìn các sự vật qua một màng mây, có thể đó là dấu hiệu của đục thủy tinh thể (cườm khô). Bệnh này liên quan đến tuổi tác, có thể dẫn đến mù nếu không được điều trị.
Đối với bệnh lý này, khả năng hồi phục tốt thị lực là hoàn toàn có thể nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mắt kéo mây cũng có thể do các bệnh lý khác như thiếu vitamin A, do bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khối u ở mắt. Nếu thị lực của bạn có biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám bác sĩ mắt sớm để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
9. Bị mất thị lực ngoại biên: Glôcôm (Cườm nước)
Nếu thị lực trung tâm của bạn tốt, nhưng thị lực ngoại biên bắt đầu giảm, nhìn không rõ ràng và không chi tiết, bạn có thể đang bị mất thị lực ngoại biên. Thị lực ngoại biên chịu trách nhiệm phát hiện sự chuyển động ở ngoài rìa của tầm nhìn của chúng ta và giúp nhận biết bất cứ sự nguy hiểm nào đang đến gần. Vì vậy, suy yếu thị lực ngoại biên gây khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
10. Mắt bạn thấy những tia chớp sáng: Bong võng mạc
Những tia chớp/lóe sáng và những đốm sáng di chuyển trước mắt có thể là những triệu chứng ban đầu của bong dịch kính, rách võng mạc và nghiêm trọng hơn là bong võng mạc. Bạn cần đi khám ngay nếu có những triệu trứng trên.
Theo Khoe & Dep