Những nguy cơ nhiễm bệnh từ bể bơi
Những bệnh có nguy cơ lây nhiễm ở bể bơi
Viêm tai ngoài
Do nấm mốc, vi khuẩn đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây giảm thính lực kéo dài.
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và kích ứng mắt
Nếu bạn bơi công cộng thường xuyên và bạn bị kích thích và đỏ mắt, nó có thể là do clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Mặt khác, bụi bẩn, mồ hôi, chất thải của người khác cũng làm ô nhiễm nước.
Nhiễm trùng tai
Có một loạt các loại vi khuẩn phát triển trong hồ bơi, đặc biệt là trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh. Một số loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tai bạn trong khi bơi và gây nhiễm trùng, viêm và ngứa. Vì vậy, bạn nên dùng nút tai trong khi bơi ở hồ bơi công cộng.
Tuy là hình thức rèn luyện sức khỏe tốt, nhưng bể bơi cũng chứa rất nhiều nguy cơ lây bệnh.
Bệnh về đường tiêu hoá
Dù đây là bệnh có nguy cơ nhiễm khá thấp trong nhóm này, nhưng chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bạn nếu bạn “uống” quá nhiều nước bể bơi. Chúng có thể gây ra tình trạng đau bụng nhẹ, rối loạn chuyển hóa, lâu dài là viêm dạ dày, tiêu chảy, thậm chí viêm ruột.
Bệnh phụ khoa
Do nước bể bơi có chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... rất dễ xâm nhập và tấn công vào vùng kín, gây nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lậu. Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu thì cần gặp ngay bác sĩ nam, phụ khoa để được điều trị kịp thời. Bởi vì những bệnh lý vùng kín không chỉ gây khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Bệnh não mô cầu
Căn bệnh nguy hiểm nhất mà chúng ta phải nhắc đến đó là bệnh não mô cầu (hay còn được gọi là màng não cầu), vi khuẩn của căn bệnh não mô cầu có trong nước hồ bơi. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng một khi đã xâm nhập vào cơ thể nó sẽ lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh khác nhau: viêm họng, nhiễm huyết trùng, viêm màng não. Người nhiễm bệnh viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ gây tử vong.
Biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi đi bơi
Lựa chọn hồ bơi có ít người, nguồn nước sạch, trong xanh, không có vật thể, mùi lạ. Tuyệt đối không đi bơi khi trên người đang có vết thương hở hoặc tình trạng sức khỏe không tốt. Trang bị đầy đủ kính bơi, mũ chụp đầu để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vào mắt, tai, mũi, họng. Không ngâm mình dưới hồ bơi quá lâu. Sau khi bơi cần tắm lại sạch sẽ, súc miệng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
Qúy An (T/h)