Những nguyên nhân nhiệt miệng và cách phòng tránh
SK&MT – Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt miệng mang đến cho chúng ta cảm giác khó chịu, đau rát gây cảm giác mệt mỏi. Vậy nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng liên tục là gì dưới đây là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng và cách phòng tránh.
Nhiệt miệng gây cảm giác đau rát.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh nhiệt miệng?
Nguyên nhân mắc phải bệnh nhiệt miệng là do trầy xước vùng miệng hoặc vùng miệng bị tổn thương khi đánh răng hay ăn các thực phẩm có khả năng gây tổn thương như xương. Cũng có trường hợp do bản thân tự cắn hoặc do nghiến răng gây chấn thương miệng. Đôi khi bị sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng cũng là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng.
Thêm vào đó, bệnh nhiệt miệng do virus aphthae gây nên, virus này có xu hướng xuất hiện trên những người cùng gia đình.Việc hút thuốc lá có tác dụng đem đến hiệu ứng bảo vệ chống lại các yếu tố athphae. Tuy nhiên, không ai khuyến khích hút thuốc lá để chống lại nhiệt miệng.
Người lớn khi mắc phải bệnh nhiệt miệng chủ yếu là do rối loạn thể dịch là hệ qủa bởi gan suy giảm chức năng dẫn đến giải độc kém, sự thiếu hụt vitamin B12, sắt…Hoặc tâm lý luôn căng thẳng, môi trường làm việc, học tập nhiễm độc kim loại nặng cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
Ngoài ra, khi tinh thần căng thẳng, hay gặp Stress từ công việc và cuộc sống làm khả năng miễn dịch suy giảm, các rối loạn bài tiết bên trong hệ miễn dịch, cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Dấu hiệu triệu chứng của nhiệt miệng
Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu là thường xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng có hình tròn hoặc bầu dục đường kình từ 2-8mm, bờ rõ rệt ở giữa màu vàng nhạt xung quang có một đường viền màu đỏ tươi rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, môi, lợi, đầu lưỡi. Bệnh thường không gây sốt không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi ăn uống nhai nuốt. Đặc biệt khi không được chăm sóc đúng cách vết lở có thể được chuyển sang viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao nổi hạch góc hàm, khi ăn uống thì rất là khó chịu
Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng:
Tránh stress
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Răng Miệng đã cho thấy stress là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng. Lý do cho điều này là bởi khi tâm trạng bị stress, sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm từ đó gây nên hiện tượng nhiệt miệng.
Vậy nên cần học cách khống chế stress để tinh thần luôn sảng khoái, thoái mái cũng là một cách hiệu quả để “treo biển cấm” với nhiệt miệng.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày
Vệ sinh răng miệng bằng nước muối hàng ngày để phòng nhiệt miệng.
Nước muối có khả năng sát trùng rất tốt, do đó, hàng ngày, bạn nên tập cho mình thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày, 3 -4 lần một ngày để làm sạch khoang miệng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống khoa học cũng giúp bạn giảm nguy cơ nhiệt miệng
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt là bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khi chức năng gan bị suy giảm, cơ thể không thanh lọc được các chất độc hại dẫn đến sinh nhiệt, phát hỏa tại: Niêm mạc dạ dày, niêm mạc miệng. Vì thế, nếu không cải thiện được chức năng gan thì tình trạng nhiệt miệng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Nhưng nếu bạn nào đã bị bệnh thì có thể làm một số cách sau để giảm đau và chữa trị bệnh nhiệt miệng :
- Chườm đá: Dùng một viên đá nhỏ chườm vào vùng miệng bị viêm loét, bạn sẽ thấy cảm giác dịu mát ngay sau đó mà không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.
- Mật ong: Minh chứng khoa học cho thấy mật ong có khả năng làm lành vết thương và rất lành tính vì thế khi bị loét miệng bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vết loét hoặc cũng có thể trộn mật ong với nghệ tạo thành hỗn hợp bột nhão, sau đó thoa lên vùng miệng bị loét.
- Nước ép cà chua: có chứa nhiều vitamin và có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể. Khi bị nhiệt miệng mỗi ngày nên uống 1- 2 ly nước ép cà chua bạn sẽ thấy cảm giác dễ chịu hơn.
- Súc miệng bằng nước muối: muối có tính kháng khuẩn cao nên khi bị bệnh nhiệt miệng nên thường xuyên súc nước muối 2 lần/ ngày sáng và tối để mau chóng hết bệnh.
Đàm Phương (T/h)