Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt
(Suckhoemoitruong.com.vn) - Thuốc dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng nhưng đối tượng dùng cũng vô cùng phức tạp. Điều quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu...
Nhà bên có cháu nhỏ mới 5 tháng tuổi, vừa đi tiêm phòng vaccin về cháu hâm hấp sốt. Đây cũng là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Nhưng vì quá lo lắng nên khi cặp nhiệt độ cho con thấy 37,5oC, chị Thúy (mẹ của cháu) vội cho con dùng ngay thuốc hạ sốt để ngăn chặn sốt có thể tăng cao.
Chị cho rằng, sốt nhẹ thì dùng phương án nhẹ nhất là dán cao. Bởi theo chị dùng thuốc viên thì phải sốt nặng hơn, trên 38oC và thuốc đạn là nặng nhất (39 - 40oC). Nếu con sốt cao trên 38oC thì chị sẽ cho uống thuốc hoặc viên đạn nhét hậu môn.
Qua đó có thể thấy rằng nhiều người dùng thuốc hạ sốt mà chưa hiểu về bản chất của sốt và công dụng của các loại thuốc.
Chườm mát kết hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt cao |
Sự thật như thế nào?
Sự thật là các thuốc hạ sốt đều có chung hoạt chất giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở dạng bào chế. Hiện nay, có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản thông thường là acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin). Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt. Các thuốc chỉ khác nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán.
Quan điểm của chị Thúy sai thứ nhất về phản ứng sốt. Thực ra sốt là một phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin, các cytokin và intereukin. Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao. Nhưng ngoài tác dụng không có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch. Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe thêm. Vì thế, khi trẻ sốt không cao, bạn không cần phải can thiệp gì. Bạn cần để cho cơ thể tập chống chọi với các phản ứng sinh học bất lợi. Có thể nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu được lợi ích lớn.
Sai lầm thứ hai ở quan điểm chọn thuốc. Thuốc nặng nhẹ khác nhau ở liều của thuốc chứ không ở dạng bào chế. Quan điểm cho rằng thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế. Dù là thuốc dán, thuốc viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh. Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.
Dùng cho đúng
Vậy dùng đúng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra và đạt được hiệu quả.
Thứ nhất, dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5oC trở lên. Từ 37,1oC - 38,4oC là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.
Thứ hai, dùng đúng loại thuốc: Bé bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.
Thứ ba, dùng đúng liều: Không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).
Thứ tư, kết hợp đúng cách: Trước hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25oC trở lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống thuốc và lau mát. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.
AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Thu Hiền - Sức khỏe và Đời sống
Các tin khác

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Dưỡng phế trong gió lạnh đầu mùa, thời tiết khô hanh

Bệnh thoái hóa võng mạc – Những câu hỏi thường gặp

Có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mắc u não ác tính

Hiệu quả từ việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở ở An Giang

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ liên tiếp ghép thận thành công

Ghé thăm trại rắn lớn nhất cả nước

Gia Lai: Nỗ lực “cải thiện dinh dưỡng” cho người dân trên địa bàn tỉnh
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Cần Thơ: Cơ hội để Khu sinh thái Sông Hậu Farm "cất cánh"

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Văn phòng đại diện Tạp chí Sức khỏe và môi trường tại ĐBSCL được UBND TP Cần Thơ tặng Bằng khen
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Nước đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe

Trà đỗ cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết

Bệnh thoái hóa võng mạc – Những câu hỏi thường gặp
Nổi bật

XLIII Coffee: Không gian cà phê đặc sản đậm chất Việt Nam xưa giữa lòng Thảo Điền

Nữ tướng Nguyễn Thị Định với phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng các Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025

Tam Đảo tưng bừng tổ chức Lễ hội xuân Tây Thiên 2025: Tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử - tín ngưỡng Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
