Quảng Ninh: Thêm một người chết nghi mắc bệnh bạch hầu
Ngày 10/5, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Văn cho biết, đã gửi mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu vào Viện Paster Nha Trang xét nghiệm, hiện chưa có kết quả cuối cùng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), từ ngày 20- 24/4, TTYT huyện tiếp nhận 3 bệnh nhân có triệu trứng ho, sốt đau họng, nuốt khó. Khi khám phát hiện giả mạc nghi do bệnh bạch hầu họng gây nên.
Để phòng tránh bệnh bạch hầu, cách tốt nhất hiện nay là tiêm chủng.
Được biết, 3 bệnh nhân gồm: Zơ Râm Mai Nhất Ba (7 tuổi) trú tại thôn Zrượt, xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang; Pơloong Thị Đao (15 tuổi) và Pơloong Thui (17 tuổi) cùng trú tại thôn Aroi, xã Ga Ri, huyện Tây Giang.
Trong đó, trường hợp của Zơ Râm Mai Nhất Ba do bệnh nặng nên TTYT đã chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc điều trị. Sau đó, bệnh nhân này tiếp tục được chuyển xuống Bệnh viện ở Đà Nẵng để điều trị.
Sau 7 ngày điều trị, đến ngày 30/4 bệnh nhân đã tử vong với chuẩn đoán theo dõi bạch hầu họng, biến chứng, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu.
Riêng trường hợp 2 bệnh nhân còn lại, sau cách ly, theo dõi và điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, hết sốt, đỡ đau họng, ăn được, màng giả vùng hầu họng nghi do bạch hầu đã hết, các chỉ số huyết học trở về bình thường. Sau thời gian điều trị, ngày 29/4 hai bệnh nhân này đã được xuất viện.
Sau khi nhận được thông báo từ TTYT huyện Tây Giang, Sở đã trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra và tiến hành các công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu.
Trước đó, tại tỉnh Quảng Nam, tháng 7/2015 đã từng nghi nhận ổ dịch bạch hầu tại huyện Phước Sơn khiến 6 người chết. Mới đây, tháng 1/2017, tại Trường THPT Tây Giang (huyện Tây Giang) cũng xuất hiện ổ dịch bạch hầu khiến 2 học sinh tử vong.
Vì vậy, để phòng tránh bệnh bạch hầu, cách tốt nhất hiện nay là tiêm chủng. Vắc xin ngừa bệnh bạch hầu sẽ được tiêm 4 mũi, chỉ định cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Đặc biệt, vắc xin này phát huy hiệu quả tối ưu khi trẻ được tiêm đúng theo lịch tiêm chủng: Tiêm vào tháng tuổi thứ 2, thứ 3, thứ 4 và sau đó tiêm nhắc lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi để củng cố, tăng cường miễn dịch. Trong trường hợp vì lý do nào đó trẻ tiêm thiếu mũi thì phải được tiêm bổ sung vào thời gian gần nhất.
Bên cạnh đó, ngành Y tế cần tổ chức truyền thông để người dân biết về bệnh và chủ động phòng tránh. Cảnh giác khi có dấu hiệu sức khỏe bất thường để đến cơ sở y tế khám bệnh và phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
Đồng thời, khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng và đủ liều, nếu vì lý do nào đó trẻ bị trì hoãn tiêm ngừa thì bậc người lớn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm ngừa đầy đủ với thời gian gần nhất so với lịch hẹn của cán bộ y tế. Chọn tiêm ngừa dịch vụ cũng cần đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm đã hẹn.
H.G