Rượu bia liên quan đến bệnh mất trí nhớ
Theo nhóm nghiên cứu, đột biến của một loại enzyme liên quan đến sự phân giải rượu làm tăng mức độ tổn thương tế bào ở những người mắc bệnh Alzheimer. Về bề ngoài, điều này thể hiện ở việc đỏ mặt sau khi uống rượu.
Theo Tiến sĩ sinh học Daria Mochly-Rosen, khoảng 8% dân số thế giới (khoảng 560 triệu người) có đặc điểm này của cơ thể. Bà nhấn mạnh rằng nhiều người đang vô tình đặt ra nguy cơ cho sức khỏe của họ. “Phát hiện của chúng tôi cho thấy các gen liên quan đến đồ uống có cồn và bệnh Alzheimer có thể khiến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng cao hơn ở mỗi người”, - giáo sư cho biết.
Theo chuyên gia, rượu làm tổn hại đáng kể tế bào ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã thu được dữ liệu liên quan từ kết quả nghiên cứu tế bào, được lấy mẫu để phân tích ở bệnh nhân, cũng như từ các nghiên cứu trên động vật.
Ngoài suy giảm trí nhớ, bằng chứng về sự khởi phát bệnh Alzheimer có thể là suy giảm thị lực, khó định hướng không gian và khó khăn với tư duy logic, - đại diện Viện Quốc gia Nghiên cứu Lão hóa Mỹ (National Instute on Aging) nói.
Bệnh có đặc trưng là mất trí nhớ, mất khả năng suy nghĩ hợp lý, mất kỹ năng điều hướng trong không gian và tự chăm sóc bản thân. Bác sĩ tâm thần Đức Alois Alzheimer là người mô tả căn bệnh này lần đầu vào năm 1907, do đó tên ông được gắn với căn bệnh. Mặc dù căn bệnh đã được phát hiện từ hơn trăm năm, cho đến nay giới khoa học vẫn chưa có giải đáp chính xác cho nhiều câu hỏi về nó.
«Đối với nhiều người, tín hiệu khởi phát giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer là các khía cạnh mất trí nhớ ý thức-nhận thức, ví dụ, vấn đề với lựa chọn từ ngữ đúng, vấn đề với thị lực và định hướng trong không gian, giảm khả năng suy luận logic và đưa ra quyết định», - chuyên viên Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health) Mỹ nhận xét.
Theo dữ liệu mà Viện Y tế Quốc gia Mỹ nắm được, hiện nay khoảng 1/3 số người trên 85 tuổi có thể mắc bệnh Alzheimer. Chỉ riêng ở Mỹ, căn bệnh này được chẩn đoán ở 5,5 triệu người trên 65 tuổi.
Các chuyên gia cho rằng có thể hiện hữu sự kết hợp giữa di truyền, lối sống và môi trường, nhưng "ý nghĩa quan trọng của từng yếu tố này với diễn biến tăng hoặc giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer là riêng lẻ".
Các bác sĩ vẫn nhấn mạnh không nên quên rằng hoạt động thể chất ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe: ngay cả khi bị lão hóa, thể thao vẫn có thể giúp ích như giảm nguy cơ té ngã, duy trì khả năng vận động và độc lập, giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, trầm cảm và huyết áp cao.
Các chuyên gia Nga đã nói về cách giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thông qua tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Tập thể dục kích thích khả năng của não để duy trì các kết nối thần kinh cũ, cũng như tạo ra các kết nối mới. Ngoài ra, số lượng hóa chất (chất dẫn truyền thần kinh) bảo vệ não cũng tăng lên.
Ngoài ra, hoạt động thể chất giúp làm chậm sự suy giảm thêm ở những người đã bắt đầu có biểu hiện bệnh. Một trong ba trường hợp bệnh Alzheimer có thể được ngăn chặn thông qua thay đổi lối sống.
Linh Đức