Sự thật về công dụng của axit hyaluronic với bệnh xương khớp
Acid hyaluronic là gì?
Axit Hyaluronic (HA) hay còn được biết đến với tên gọi Hyaluronan, được phát hiện vào năm 1934 bởi tiến sĩ Karl Mayer. Đây là một thành phần quan trọng có thể tìm thấy ở mọi cơ quan và các mô trong cơ thể, cấu tạo nên chất nhờn giúp bôi trơn cho sụn khớp.
Axit hyaluronic cấu tạo nên chất nhờn bôi trơn sụn khớp
Ở người khỏe mạnh, mỗi khớp gối có chứa tới 4ml dịch khớp, thành phần chính là axit hyaluronic. Các chuyên gia cho rằng chất nhờn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương. Tuy nhiên ở người mắc bệnh xương khớp, hàm lượng axit hyaluronic trong dịch khớp có xu hướng thấp hơn so với các khớp khỏe mạnh, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe xương khớp cũng như toàn trạng cơ thể.
4 công dụng tuyệt vời của axit hyaluronic với bệnh xương khớp
Sụn khớp là một tổ chức không có các mạch máu nuôi dưỡng, do đó, sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ dịch khớp với thành phần chính axit hyaluronic là vô cùng cần thiết. Thành phần này có khả năng giữ một lượng nước gấp 1000 lần trọng lượng của nó, tạo ra dịch nhớt bôi trơn tất cả các cơ quan vận động trong cơ thể, giúp các khớp cử động thuận lợi và gánh chịu tải trọng tốt hơn.
Axit hyaluronic có khả năng giữ lượng nước gấp 1000 lần trọng lượng của nó
Kháng viêm hiệu quả
Axit hyaluronic có vai trò ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin E2 - được biết đến là tác nhân gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây ra tình trạng viêm. Ngoài ra, HA còn ngăn chặn tác dụng của cytokine, giúp kháng viêm hiệu quả. Gần đây đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng axit hyaluronic có tác dụng chống viêm tương đương với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen.
Giảm đau
Axit hyaluronic có vai trò bôi trơn các khớp gối, giảm thiểu khả năng xương bị nghiền vào nhau trong quá trình sinh hoạt, vận động, từ đó giúp giảm hẳn tình trạng đau. Việc sử dụng axit hyaluronic là rất cần thiết cho những người bệnh viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp do rách hoặc mòn trên khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung từ 80 - 200mg axit hyaluronic mỗi ngày trong vòng tối thiểu 2 tháng đã cho thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt trên bệnh nhân viêm xương khớp bị đau đầu gối, đặc biệt với nhóm đối tượng từ 40 tới 70 tuổi.
Axit hyaluronic giảm đau đầu gối hiệu quả
Trước đây, axit hyaluronic thường được tiêm trực tiếp vào các khớp. Tuy nhiên 1 nghiên cứu trên 12.000 người cho thấy cách sử dụng này chỉ đem đến tác dụng giảm đau nhẹ, hơn nữa lại gây ra tác dụng nhiều không mong muốn. Sau này người ta nhận thấy việc dùng axit hyaluronic theo đường uống sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, thuận tiện cho quá trình sử dụng và hạn chế được các tác dụng phụ.
Ức chế thoái hóa, tăng cường sinh tổng hợp các tế bào sụn khớp
Việc bổ sung axit hyaluronic giúp tăng cường hoạt tính men TIMP, ức chế tình trạng thoái hóa của sụn khớp hiệu quả do TIMP là enzyme đóng vai trò then chốt trong việc tái tạo các mô và tế bào. Người ta tiến hành cung cấp axit hyaluronic trên loài chuột bị loãng xương và nhận thấy hoạt chất này làm giảm đáng kể tốc độ mất xương. Các nghiên cứu được tiến hành trên ống nghiệm cũng mang lại kết quả tương đương.
Khi dùng ở liều cao, axit hyaluronic có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào xương, giúp xây dựng mô xương mới khỏe mạnh hơn. HA giúp kết nối các proteoglycan và tăng cường sinh tổng hợp các tế bào sụn khớp, đặc biệt tốt đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
Giúp tăng cường HA nội sinh
Axit hyaluronic được sản sinh nhiều trong cơ thể khi còn trẻ và ngày càng suy giảm theo độ tuổi, đó chính là một phần nguyên nhân tại sao khi về già, con người lại gặp rất nhiều vấn đề về xương khớp.
Việc cung cấp axit hyaluronic có thể đem đến hiệu quả lâu dài cho cơ thể thông qua việc kích thích sản xuất HA nội sinh, hạn chế tối đa tình trạng cơ thể không sản sinh đủ axit hyaluronic. Điều này đặc biệt hiệu quả so với việc sử dụng Corticoid nội khớp, do corticoid tuy có lợi thế giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới các mô khớp, nhất là khi sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, việc tiêm corticoid nội khớp có thể dẫn đến làm mỏng sụn khớp, nhiễm trùng khớp, làm tình trạng viêm ở các khớp trở nên trầm trọng hơn.
PV