Sữa chua: 7 nhóm người sau cần phải ăn nhiều
(Suckhoemoitruong.com.vn) -Những người nên ăn nhiều sữa chua là người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh...
Vai trò của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua (yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus).
Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, các thành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
Ảnh minh họa.
Tác dụng của sữa chua khi dùng kháng sinh
Uống kháng sinh liều cao hoặc dài ngày có thể dẫn đến tình trạng các vi khuẩn không gây bệnh trong ruột bị tiêu diệt, phá hoại quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh. Những tác động trên sẽ kéo theo sự giảm sút của hệ miễn dịch, gây nên các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, trướng bụng, ăn uống giảm sút, bí đại tiện, đầu choáng váng, mắt tối sầm, tai nghễnh ngãng...
Theo các chuyên gia y tế, trong sữa chua có môt loại trực khuẩn (mycobacteria) không gây bệnh lại cần thiết cho cơ thể. Chúng cư trú trong dạ dày và ruột người. Việc ăn bổ sung sữa chua ở các bệnh nhân hay phải dùng kháng sinh sẽ có tác dụng làm cho các vi khuẩn bị ức chế trong dạ dày và ruột không có cơ hội phát triển, những vi khuẩn có lợi được khôi phục và trở về trạng thái cân bằng. Nhờ những tác dùng này, tác động tiêu cực mà kháng sinh mang lại sẽ được loại bỏ.
Sữa chua rất tốt những việc sử dụng sữa chua cũng phải hết sức chú ý, bởi không phải lúc nào sữa chua cũng tốt cho sức khỏe.
- Trên thực tế, mặc dù sữa chua rất tốt nhưng không phải tất cả mọi đối tượng đều thích hợp để ăn. Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ tốt nhất không nên ăn sữa chua toàn chất béo hàm chứa đường, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.
- Những người nên ăn nhiều sữa chua là người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, thường xuyên bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh, xương cốt lỏng lẻo, mắc bệnh tim mạch…
Đặc biệt là tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.
Lưu ý: Đối với những người mạnh khoẻ mỗi ngày nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua là thích hợp nhất. Nếu ăn thoải mái thì rất dễ gây ra quá nhiều axit dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, làm mất đi cảm giác thèm ăn, phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là những người hay thường ngày hay chướng bụng, có lượng axit dạ dày quá nhiều, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng thì lại càng không nên ăn.
- Không nên ăn sữa chua khi đói bụng, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều. Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, độ kiềm axit trong dạ dày rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển. Ngoài ra, buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
- Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Khi mua, bạn nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
Các tin khác

“Cập nhật phẫu thuật hiện đại, ít xâm lấn”

“Những thách thức mới trong Sản phụ khoa và quan điểm thực hành hiện nay”

Bắc Giang: Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long được bầu làm Chủ tịch Hội Y tế tư nhân tỉnh

Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình lây truyền các bệnh truyền nhiễm

Tổ chức hiến máu tình nguyện "Giọt hồng yêu thương" năm 2023

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Phòng Khám Ngôn ngữ trị liệu chính thức đi vào họat động

Cảnh báo người mắc bệnh đái tháo đường gia tang nhanh

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

BVĐK tỉnh Khánh Hòa: Thành lập phòng khám Ngoại Lồng ngực mạch máu tại Trung tâm dịch vụ y tế
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

“Cập nhật phẫu thuật hiện đại, ít xâm lấn”

“Những thách thức mới trong Sản phụ khoa và quan điểm thực hành hiện nay”

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Phòng Khám Ngôn ngữ trị liệu chính thức đi vào họat động

BVĐK tỉnh Khánh Hòa: Thành lập phòng khám Ngoại Lồng ngực mạch máu tại Trung tâm dịch vụ y tế

Thức khuya nguy cơ "tàn phá" sức khỏe cơ thể

Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Tổ chức hiến máu tình nguyện "Giọt hồng yêu thương" năm 2023

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

Thanh Hóa: Tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Cảnh báo: Về việc sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe HYPERCARE được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo

Kế hoạch phát triển thương hiệu: Dựng lại "tượng đài" ngành dược tại Việt Nam

Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý 1 tỷ đồng/dự án

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Có 70 y, bác sĩ chuyên ngành tham gia Hội thảo chuyên đề chấn thương chỉnh hình chi dưới

Ngày hội Thầy thuốc trẻ: Làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng năm 2022

Cứu sống bệnh nhân bị đứt động mạch cánh tay trái

Cứu sống bệnh nhân vừa đột quỵ, vừa nhồi máu cơ tim nguy kịch

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác

“Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở để ứng phó đại dịch Covid- 19 và các tỉnh huống khẩn cấp về sức khoẻ khác tại Việt Nam”
Nổi bật

Huyện Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko

Herbalife Việt Nam được trao Bằng công nhận đạt các tiêu chí “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
