TP.HCM: Suýt đột tử vì 2 khối u nhầy di động trong buồng tim
Ths.BS Lương Công Hiếu - Khoa Ngoại Tim Mạch, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết khối u trong tim chị K.D rất lớn, di động nhiều, khi di chuyển theo chu kỳ co bóp của tim khối u dễ bị sa vào vòng van 3 lá, van 2 lá gây tắc nghẽn, có thể bong ra đi lên não hay vào phổi gây tai biến mạch máu não hoặc thuyên tắc phổi. Trường hợp này, nếu không được xử lý sớm, người bệnh có thể tử vong đột ngột.
Theo chị K.D, cho biết thời gian gần đây, chị K.D thường xuyên cảm thấy nặng ngực, khó thở khi làm việc gắng sức, đi bộ xa, leo cầu thang,... nên được gia đình đưa đến khám bệnh tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Tại đây, qua thăm khám và siêu âm tim kiểm tra, bác sĩ phát hiện khối u tim có kích thước lớn nằm cả 2 bên buồng tim tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, di động nhiều dẫn đến tình trạng hẹp hở van 2 lá và van 3 lá.
Trước tình trạng của chị K.D có nguy cơ đột tử cao và diễn biến phức tạp, các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm và đánh giá nguy cơ trước phẫu thuật.
Khối u nhầy được lấy ra từ buồng tim người bệnh
Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận khối u nhầy lớn trong cả nhĩ phải và nhĩ trái, kích thước 5cm. Khối u có cuống xuất phát từ vách liên nhĩ và thành sau nhĩ trái, mật độ chắc, có vôi hóa. Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt thành công khối u và vá thông liên nhĩ bằng màng ngoài tim.
Sau phẫu thuật, chị K.D hồi phục nhanh, không còn triệu chứng mệt, khó thở. Siêu âm tim kiểm tra sau mổ cho thấy không còn sót khối u nào trong các buồng tim, cấu trúc và hoạt động của tim đều bình thường. Tình trạng chị K.D hồi phục tốt, đã tự đi lại, sinh hoạt, ăn uống bình thường và đã xuất viện sau mổ 5 ngày.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh sau khi phẫu thuật
Ths. BS Lương Công Hiếu, cho biết thêm u tim rất hiếm gặp (1/1000-3/1000), có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Phần lớn u tim là u lành tính (chiếm tỷ lệ trên 75%, trong đó, u nhầy khoang chiếm 30-40%). Vị trí của u thường là ở tâm nhĩ trái (75% u nhầy xuất hiện trong tâm nhĩ trái, 20% trong tâm nhĩ phải và 5% còn lại ở các vị trí khác)
U tim là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên dấu hiệu ban đầu thường mơ hồ, nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi có biến chứng. Người bệnh đến khám thường ở giai đoạn đã xảy ra biến chứng, hoặc chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi làm siêu âm tim kiểm tra.
Hiện tại, với điều kiện y tế phát triển, Ths.BS Lương Công Hiếu, khuyến cáo khi có những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau ngực…người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra nhằm loại trừ hoặc phát hiện sớm “sát thủ giấu mặt” này. Khi phát hiện sớm, phẫu thuật sớm và đặc biệt phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, có tính thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Gia Thanh
Các tin khác

Uống nước ấm trong mùa hè giúp cho tiêu hóa và giải độc

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viện Quân y 121: Nơi hội tụ y đức và kỹ thuật chuyên môn chất lượng cao

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Cứu sống sản phụ mất máu, sót nhau thai khi sinh con tại nhà

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Phối hợp liên chuyên khoa cứu sống bệnh nhân xuất huyết tử cung

Hội thảo khoa học những tiến bộ trong phẫu thuật tái tạo dây chằng

Hơn 400 bác sĩ và chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo chẩn đoán và điều trị đột quỵ

Chai chân - Cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả
Nổi bật

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Bắc Ninh: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới bằng chương trình nghệ thuật đặc biệt

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
