Trái cây nhập ngoại nhái: Đánh lừa người dùng bằng tem mác
Trái cây nhập khẩu từ các nước châu Âu, Úc được dán tem, trái cây Trung Quốc cũng có tem “bảo hành”, thậm chí nhiều loại trái cây thối cũng được người bán hàng che giấu bằng cách ngụy trang dán chồng tem lên chính chỗ thối, hỏng đó. Người tiêu dùng như lạc vào ma trận khi mà cái tem từ chức năng bảo hành chất lượng cho sản phẩm giờ lại trở thành độc chiêu để đánh lừa thị giác của khách hàng.
Dán mác ngoại, bán giá “cắt cổ”
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, trồng được nhiều loại hoa quả tươi ngon, một số loại nhanh chóng tìm được thị trường ở các nước trên thế giới. Thậm chí ở nhiều thị trường được coi là khó tính với rất nhiều quy định gắt gao cho nông sản nhập khẩu như Mỹ, Nhật Bản, trái cây Việt Nam cũng đều góp mặt, tuy không nhiều.
Nghịch lý ở chỗ dù trong nước sản xuất vẫn đủ dùng song Việt Nam lại đang nhập khẩu khá nhiều các loại hoa quả nước ngoài như Anh, Mỹ, Úc, NewZeland và nhiều nhất vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc. Giá bán của chúng tại các quầy hàng của ta khá “chát”, dao động từ 100 – 500.000 đồng/kg. Không thể phủ nhận việc nhập khẩu này khiến thị trường hoa quả của nước ta phong phú đa dạng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song nó cũng dấy lên tình trạng một số tiểu thương vì lợi nhuận sẵn sàng dán tem ngụy trang cho những loại qua quả trong nước, hoa quả Trung Quốc thành hoa quả nhập ngoại “hạng sang” và bán cho người dùng với giá “cắt cổ”.
Tem mác là một sự bảo chứng cho chất lượng và nguồn gốc của trái cây nhập ngoại (ảnh minh họa)
Vốn hay mua các loại hoa quả nhập ngoại hạng sang như nho, táo Mỹ để làm quà biếu, chị Hiền Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ rằng những năm trước, các loại này đa số chỉ được bán trong siêu thị, cũng kén khách hàng vì đắt đỏ nhưng mấy năm gần đây thì tràn ngập khắp nơi, từ các cửa hàng rau quả sạch cho tới chợ cóc, chợ vỉa hè với giá giảm hơn. “Có lần đi làm về tối nên vội, lại ham rẻ nên tôi có mua 2 cân táo Mỹ ở vỉa hè với giá 90.000 đồng/kg. Trời đã nhá nhem tối, thấy quả nào cũng dán tem mác đàng hoàng nên tôi có phần tin tưởng. Đến khi về đến nhà dưới ánh đèn sáng trưng mới nhận ra nhiều quả táo vẻ “kém sắc”, một số chỗ dán tem còn bị thối, chả dám đi biếu, đành để ở nhà mọi người ăn dần”, chị kể. Cũng kể từ lần bị “sập bẫy” đó, chị “cạch” không còn dám mua hoa quả nhập ngoại một cách tùy tiện nữa.
Nhập ngoại nhưng là hàng Tàu?
Theo tìm hiểu, quan sát của PV tại các siêu thị, cửa hàng rau quả sạch, quầy hoa quả vỉa hè, đa số hoa quả nhập ngoại đều được dán tem bảo đảm. Thế nhưng giá cả mỗi nơi lại chênh lệch nhau dù chúng có chung nước xuất khẩu, chênh mức ít là 5 – 10.000 đồng/kg, có loại chênh nhau 30 – 70.000 đồng/kg tùy từng loại.
Khi hỏi mua nho Mỹ nhập khẩu được bán ở một quầy hoa quả tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), PV được người bán hàng chào mời rất nhiệt tình kèm theo lời đảm bảo hoa quả của mình là nhập khẩu chính hãng, hoàn toàn sạch, ngon và đảm bảo an toàn. Thế nhưng với câu hỏi đâu là công ty nhập khẩu và phân phối cho chị loại nho này thì chị ậm ừ rồi liền lảng nhanh sang chủ đề khác.
Chị N.T.H (quê Hưng Yên) bán rong hoa quả ở đường Nguyễn Trãi thì cho biết, đa số các hoa quả nhập ngoại bán ở vỉa hè đều là hàng Trung Quốc hoặc cũng có thể là hoa quả từ Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc nhưng là hàng kém chất lượng nên được tuồn ra ngoài. Người bán hàng cứ vậy dán tem nhập khẩu, thậm chí dùng tem đó dán chồng vào các chỗ hỏng, thối trên bề mặt trái cây để đánh lừa khách hàng. Các loại hoa quả mập mờ này thường là táo, cam, lê, nho.
Người tiêu dùng nên xem xét kỹ tem mác trên hoa quả trước khi mua (ảnh minh họa)
Một điểm cần lưu ý khác là các loại hoa quả được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam, ngoài việc phải thông qua kiểm dịch thì còn phải tuân thủ các quy định về bảo quản sao cho trái cây tươi ngon, kéo dài “tuổi thọ” mà không sử dụng các loại chất bảo quản độc hại. Thế nhưng các tiểu thương chợ cóc, vỉa hè luôn tuyệt đối trung thành với quy trình bảo quản theo lối “đối đầu” trực diện với khói bụi xe cộ nên dẫu hàng họ bán có đúng là được nhập khẩu chính ngạch thì cũng khó mà có được chất lượng tốt nhất.
Có thể thấy, tình trạng hoa quả gắn nhãn mác giả nhập ngoại hiện nay bán nhan nhản trên thị trường. Khách hàng khó có thể trở thành người tiêu dùng thông thái vì việc phân biệt thật giả rất khó khi mà công nghệ phù phép rồi “ngụy trang tem mác” của nhiều tiểu thương đã ở mức “thượng thừa”.
Nguy hại cho sức khỏe
Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng các loại hoa quả không rõ nguồn gốc, dùng chất bảo quản, bị thối, bầm dập rất có hại cho sức khỏe. Đôi khi chỉ cần ăn với số lượng ít cũng đã khiến người tiêu dùng nhập viện vì bị ngộ độc, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm nấm. Nhiều người nghĩ các loại hoa quả thối, dập, chỉ cần cắt bỏ chỗ đó thì các phần khác vẫn ăn được, thực tế những phần xung quanh vẫn có thể nhiễm vi trùng nấm mốc, đặc biệt nguy hiểm nếu ăn với số lượng nhiều.
Do đó, trước khi quyết định mua các loại hoa quả nhập ngoại người tiêu dùng không nên tham giá rẻ mà nên tới các địa chỉ uy tín, biết rõ quy trình trái cây được nhập và phân phối ra sao để tránh mắc lừa người bán hàng.
Điểm 1, Điều 1 Quyết định số 34/2007/QĐ-BNN, ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc công bố danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam nêu rõ “quả tươi” là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Cuối năm 2012, Cục Bảo vệ Thực vật đã tiến hành kiểm định táo trên thị trường, kết quả cho thấy, khoảng 30% mẫu chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tháng 11/2013, sau khi kiểm tra 74 mẫu, cơ quan này lại tiếp tục phát hiện 2 mẫu hồng và táo có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép. |
Thanh Thu
Theo VietQ.vn
Các tin khác

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm tốt sứ mệnh bảo vệ môi trường

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Cần mở lối cho năng lượng tái tạo phát huy

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 1: Xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 3: Định hình lại ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Ô nhiễm rác thải nhựa sinh hoạt: Mối nguy hại hiện hữu trong mùa mưa bão

Chủ động phòng tránh tác hại của châu chấu tre
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Những tháng đầu năm, Cần Thơ liên tiếp sạt lở bờ sông

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

An Giang liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, người dân nơm nớp lo sợ

Sạt lở ở Cần Thơ khiến 1 nhà dân bị sụp xuống sông

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng cho phát triển bền vững

Góp lá vá xanh rừng Tây Bắc

Vựa lúa miền Tây – Kỳ 2: Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Triển lãm ảnh “Những khung hình về biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ

Tuyên Quang: Hai cơ sở giò chả dùng hàn the, chủ cơ sở bị khởi tố

Về vụ dùng dầu ăn chăn nuôi để chế biến thành dầu ăn cho người

Thực phẩm bẩn: Hồi chuông cảnh báo sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm không thể lơ là

Sai phạm trong kiểm dịch sản phẩm lợn bệnh của Công ty C.P. Việt Nam

Đắk Lắk: 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm được tái thả về với đại ngàn Tây Nguyên

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng về môi trường, khí hậu và y tế tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tuyên Quang kiện toàn bộ máy ngành Y tế sau sáp nhập

Bắc Ninh: Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới bằng chương trình nghệ thuật đặc biệt

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
