Bài thuốc nam giúp gia đình có 3 đời mắc bệnh hen đều đã khỏi
Truyền nhân chữa bệnh hen nổi tiếng xứ Lạng
Trong quá trình tìm hiểu về các bài thuốc gia truyền chữa bệnh nổi tiếng ở các vùng dân tộc, chúng tôi được người dân Lạng Sơn mách đến gặp vị thầy thuốc người dân tộc Tày chữa bệnh hen nức tiếng ở địa phương.
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà thầy thuốc Nông Kim Hương, (SN 1948, tại số 2B, ngõ 8, đường Lê Lợi, khối 6, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn). Ấn tượng đầu tiên là hình ảnh hiền hậu của người thầy thuốc luôn nở nụ cười trên môi. Trong mỗi câu hỏi về thuốc bà đều nhẹ nhàng, ân cần tư vấn.
Lương y Nông Kim Hương là người sở hữu bài thuốc chữa bệnh hen nổi tiếng xứ Lạng.
Bà Hương dẫn chúng tôi ra kho mà bà đã cất công đi hái và sưu tầm của những người dân đi rừng. Các vị thuốc được cất giữ cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng. "Phải sắp xếp vậy thì khi cần đến vị nào thì có ngay. Việc sắp xếp thuốc cẩn thận là thái độ cẩn thận, tận tâm và trách nhiệm với nghề bốc thuốc cứu người", bà Hương nói.
Vừa bốc những nắm thuốc trên tay, bà Hương vừa kể chúng tôi nghe về nghề thuốc gia truyền của mình. Bà sinh ra và lớn lên ở huyện Đình Lập (Lạng Sơn). Gia đình bà cũng có truyền thống chữa bệnh hen bằng thuốc nam. Hồi nhỏ, thường theo chân bà lên rừng tìm cây thuốc quý, xách đồ nghề theo bà đi chữa bệnh.
Hồi đó, bệnh hen không có các loại thuốc tây, thuốc xịt để cắt cơn như bây giờ. Người mắc bệnh hen phải sống dở chết dở. Người dân miệt thị những người bệnh hen và so sánh họ với con mèo hen. Lúc đó, nhận thức người dân còn kém. Họ sợ lây bệnh nên không dám lại gần. Người bị bệnh hen luôn sống cô đơn và mặc cảm về bản thân. Chính vì vậy, trong gia đình có người bị bệnh hen thì khổ sở vô cùng. Bản thân người bệnh sức khỏe đã yếu nên không làm được gì. Gia đình phải cử một người để trông coi, nhất là trẻ nhỏ. Đêm xuống, khi người bệnh lên cơn hen, không thở được, phải có một người đấm lưng thùm thụp cả đêm. Gia đình nào có bệnh hen thì mới thấu cảm nỗi thống khổ ấy.
Do đó, gia đình có người bệnh hen, người thân sẽ tìm đến các cụ già có kinh nghiệm, các thầy thuốc cao tay để tìm cây thuốc chữa trị. Theo tìm hiểu, nhiều người ở vùng núi này đều biết những bài thuốc chữa bệnh hen. Kinh nghiệm chữa bệnh hen bằng thuốc nam của mỗi người sẽ có điểm khác nhau. Tuy nhiên, đều có điểm chung là được truyền từ đời này qua đời khác.
Bà Hương cho biết, trước đó gia đình bà cũng được người bà truyền lại những cây thuốc chữa bệnh hen. Sau khi bà mất, bà Hương được nối truyền bài thuốc. Trong quá trình chữa bệnh, bà đã cải tiến và phát huy bài thuốc.
Trong thời gian sống ở địa phương, bà Hương đã chữa được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hen. Tiếng lành đồn xa. Người mắc bệnh ở các xã, huyện lân cận mắc bệnh hen cũng tìm đến bà để cầu cứu.
Sau này, chồng bà chuyển công tác lên tỉnh. Bà cũng theo chồng chuyển ra thành phố sống. Thế nhưng, những người mắc bệnh hen cũng tìm ra tận nơi để lấy thuốc. Bà Hương chia sẻ: "Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy thuốc. Chỉ cần bài thuốc mình có hiệu nghiệm thì ở đâu người ta cũng tìm đến".
Chữa cho gia đình có 3 người mắc bệnh đều khỏi
Khi chúng tôi đang trò chuyện với bà Hương, một bệnh nhân đặc biệt nay là ân nhân của bà vẫn thường qua chơi như thường lệ. Câu chuyện về bà Hương được ngắt đoạn, chuyển sang câu chuyện về nhân vật đặc biệt này.
Bà Hoàng Thị Nhung, ngõ 12, khối 10 tổ 5, thị trấn Cao Lộc chia sẻ về câu chuyện 3 đời mắc bệnh hen đều được chữa khỏi nhờ một bài thuốc.
Bà Nhung cho biết đã bị bệnh hen từ bé. Lớn lên vẫn khò khè, chữa mãi không khỏi. Quãng thời gian bị bệnh hen là những tháng ngày khổ sở và mặc cảm.
"Trước đây bà ngoại đã tự đi lấy thuốc cho tôi nhưng không khỏi. Lúc đó chưa có thuốc Tây. Bà đã lên rừng tìm đủ các loại cây thuốc nhưng bệnh tình vẫn không hề có dấu hiệu thuyên giảm", bà Nhung nói.
Bà Nhung và cháu mắc bệnh hen đều được thầy thuốc Nông Kim Hương chữa khỏi.
Khi kể về lúc lên cơn hen, bà Nhung rùng mình: "Mỗi khi lên cơn hen thật sự là kinh khủng. Tôi không thể thở nổi. Cả đêm tôi không thể ngủ được. Tôi phải nằm úp xuống giường, chổng mông lên thở hổn hển mà vẫn ngoi ngóp. Không ai nâng đỡ. Mệt quá rồi lịm đi, ngủ lúc nào không biết, tỉnh dậy mới biết mình còn sống".
Bà Nhung cho biết, bệnh hen chỉ cần thở thôi cũng mệt chứ đừng nói làm được việc gì. Lúc đó, bạn bè chẳng ai thèm chơi với "con mèo hen". Hồi đó, người ta miệt thị người bệnh hen và so sánh với con mèo kêu meo meo. Lúc đó bà cũng chẳng có nhiều bạn bè.
Lớn lên một chút bệnh có vẻ thuyên giảm chút. Bà lấy chồng rồi xin đi làm công nhân. Thế nhưng sức rất yếu, không làm được những việc nặng nhọc. Sau 10 năm lập gia đình, bệnh tình bà vẫn chưa khỏi. Bà Nhung không có con nên chồng chán, chồng chê và ruồng bỏ vì bệnh hen.
Bà Hương là ân nhân của tôi. Khi tôi gặp bà Hương thì hạnh phúc đã mỉm cười với tôi. Bệnh nặng như vậy mà khi dùng thuốc bà Hương chút rồi thì thấy dễ chịu hẳn. Sau một thời gian sử dụng thì bệnh tình đã thuyên giảm. Tôi uống thêm một thời gian nữa thì bệnh các cơn hen đã không còn nữa. Thật không ngờ bệnh hen đã tiệt hẳn. Mẹ tôi sinh tôi ra lần thứ nhất thì bà Hương là người đã đem đến cho tôi sự sống, hạnh phúc. Tôi mang ơn bà Hương.
Sau khi khỏi bệnh, tôi đi bước nữa. Hạnh phúc mỉm cười khi sinh ra được 2 cô con gái. Tôi đã được cảm nhận hạnh phúc của một người đàn bà được làm mẹ.
Thế nhưng, lại một lần nữa tôi bị ám ảnh khi con gái sinh ra lại mắc bệnh hen di truyền của tôi. Lúc này tôi cảm rất hoang mang, sợ nó lớn lên mà bệnh vẫn không khỏi sẽ không lấy được chồng, hoặc có lấy chồng cũng không hạnh phúc như tôi. Tôi lại nhớ đến bà Hương. Tôi lại đến nhờ bà lấy thuốc cho các con. Thật không ngờ, cũng với bài thuốc ngày xưa tôi sử dụng mà các con uống cũng hợp. Cả hai đứa đều đã khỏi hẳn bệnh. Bây giờ một cô làm bác sĩ ở trong thành phố Hồ Chí Minh, một cô thì đang sinh sống và làm việc ở Thái Nguyên. Các con tôi đều đã lập gia đình.
Những tưởng bệnh hen chỉ di truyền đến đời con thôi chứ không biết đến đời cháu tôi vẫn mắc bệnh đó. Tôi không biết đó có phải là di truyền hay không ? Nhưng tôi cảm thấy cực kỳ sợ hãi mỗi khi trong nhà có người mắc bệnh hen. Cô con gái sống ở Sài Gòn sinh cháu thì cũng bị hen. Cháu uống thuốc Tây vẫn không khỏi. Mẹ cháu ở Sài Gòn gọi ra nhờ bà lấy thuốc của bà Hương. Lúc đó đã chuyển mấy lọ, chuyển mấy lần vào trong Nam. Thật không ngờ, chỉ trong một thời gian thôi bệnh đã khỏi.
Khi cháu bé bị bệnh thì bà vào miền Nam thăm cháu. Khi đó dẫn cháu đi chơi, cháu có ăn xúc xích bò nên bị tái phát lại. Sau đó đã phải uống lại thuốc một lần nữa. Kiêng 3 năm khi thì mới được ăn uống tùy ý. Trong thời gian 3 năm phải kiêng tuyệt đối các chất tanh, thịt trâu, thịt bò.
Bài thuốc đã được Sở Y tế công nhận
Bài thuốc chữa hen suyễn của bà Hương gồm các vị sau: Cây và quả hạt cườm 30gr; vỏ hoàng bá (cây núc nác) 15gr; Quả lộc vừng 20gr; cây hoàng liên 10gr; nhân trần 25gr và một số vị thuốc bí truyền khác.
Các bào chế: Các cây thuốc được thu hái về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, đem nghiền thành bột rồi đóng gói vào lọ kín.
Cách dùng: Cho thuốc bột bỏ vào túi lọc rồi cho vào đun với khoảng 250 ml nước đun sôi rồi sắc nhỏ lửa khoảng 10 phút đổ ra để uống, ngày uống 3 lần.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 1 - 6 tuổi: Dùng 10 gr bột (tương đương với 5 thì cà phê). Một đợt điều trị từ 30 - 45 ngày.
- Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Dùng 15gr bột (tương đương với 7 thìa cà phê). Một đợt điều trị kéo dài 60 - 90 ngày.
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 20gr bột (tương đương với 10 thì cà phê), một đợt điều trị từ 60 - 120 ngày.
- Người lớn thì thời gian điều trị lâu hơn.
Bài thuốc chữa hen suyễn của bà Hương đã được Sở y tế tỉnh Lạng Sơn thẩm định, sau đó được chứng nhận bài thuốc gia truyền.
Địa chỉ liên hệ tư vấn về bài thuốc nam chữa bệnh hen suyễn và viêm phế quản của thầy thuốc Nông Kim Hương
Số 2B, ngõ 8, đường Lê Lợi, khối 6, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.
Điện thoại tư vấn: 0166 452 7368
Thế Hoàng