Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
![]() |
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi |
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus sởi xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua đường mũi, họng và mắt. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là liên quan đến hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh xảy ra ở những người chưa được tiêm phòng sởi hoặc chỉ mới tiêm chưa đủ liều theo khuyến cáo. Phần lớn ca mắc tập trung ở trẻ em dưới 12 tuổi.
1. Các thời kỳ của bệnh sởi
Thông thường bệnh sởi diễn ra 4 thời kỳ gồm thời kỳ ủ bệnh kéo dài 8-11 ngày và thường không có biểu hiện lâm sàng.
Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm long) kéo dài 3-4 ngày với sốt nhẹ hoặc vừa, rồi sốt cao. Sau viêm kết mạc mắt đỏ có gỉ kèm nhèm và sưng nề mi mắt, viêm xuất tiết mũi, họng (chảy nước mắt nước mũi, ho). Còn có thể có hạch ngoại biên to.
Thời kỳ toàn phát (giai đoạn mọc ban) kéo dài 4-6 ngày. Ban mọc trong 3 ngày theo tuần tự mọc ở sau tai, lan ra mặt rồi lan xuống đến cổ, ngực, lưng, tay, ngày 3 lan đến chân. Dạng ban là ban hồng, dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ các ban có khoảng da lành. Ban mọc rải rác hay lan rộng dính liền với nhau thành từng đám tròn 3-6 mm.
Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay) là khi ban bay theo thứ tự như nó đã mọc. Sau khi ban bay có để lại vết thâm trên da. Thông thường khi ban bay thì hết sốt, trừ khi có biến chứng thì trẻ vẫn sốt sau khi ban bay.
2. Biến chứng thường gặp
Mặc dù bệnh sởi có thể tự khỏi, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến.
Viêm tai giữa cấp
Đây là biến chứng thường gặp, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm bề mặt biểu mô vòi eustache gây tắc nghẽn và nhiễm trùng thứ phát.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản cấp có thể khởi phát sớm do virus sởi và thường xảy ra trước khi xuất hiện phát ban, với tính chất lành tính. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có khả năng xuất hiện muộn ở vùng hạ thanh môn và trở nên nghiêm trọng hơn do bội nhiễm.
Viêm phế quản
Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn viêm đường hô hấp trên và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi phát ban xuất hiện. Một số trẻ em có biểu hiện lâm sàng của viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, do việc cấy virus không được thực hiện thường xuyên, không thể loại trừ khả năng đồng nhiễm giữa virus sởi và các loại virus đường hô hấp khác.
Viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng nặng thường gặp nhất, thường có trong hầu hết các ca tử vong vì sởi. Nguyên nhân thường do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, thời điểm xuất hiện biến chứng thường muộn sau khi phát ban hoặc có thể đồng thời trong khi phát ban.
Các biểu hiện bao gồm sốt cao, triệu chứng nhiễm trùng nặng, khi nghe phổi thấy ran nổ, công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trên phim X-quang thấy hình ảnh nốt mờ rải rác ở hai trường phổi.
Viêm não-màng não
Là biến chứng hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tử vong và gây ra nhiều di chứng nặng nề sau này.
Biến chứng của bệnh sởi xuất hiện vào tuần đầu khi phát ban. Các biểu hiện bao gồm sốt cao, co giật, bí tiểu, tiểu dầm, rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê.
Điều nguy hại là khi có biến chứng viêm não thì sau khi trẻ qua được cơn nguy hiểm tính mạng, cũng để lại nhiều di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần về sau.
Biến chứng tiêu hóa
Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã - tình trạng bội nhiễm vi khuẩn xuất hiện muộn do một loại vi khuẩn hoại thư gây nên hoại tử niêm mạc miệng, xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi hôi thối.., viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các tiêu chảy do virus khác.
Biến chứng mắt-loét giác mạc
Có thể gặp ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, biến chứng này có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn.
Ngoài ra, bệnh sởi có thể gây suy dinh dưỡng hậu sởi; sảy thai, sinh non khi phụ nữ đang mang thai mắc sởi.
3. Những đối tượng nào dễ bị biến chứng?
Biến chứng của bệnh sởi có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng những đối tượng dưới đây cần đặc biệt chú ý:
- Người chưa bị bệnh sởi hay chưa được tiêm phòng vaccine phòng sởi hoặc tiêm phòng không đầy đủ thường dễ bị virus sởi tấn công.
- Trường hợp dễ gặp biến chứng khi mắc sởi thường là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì.
- Người đang mắc các bệnh lý khác như: Bệnh tim bẩm sinh, cúm, tiểu đường...
- Trẻ sinh ra bởi người mẹ bị nhiễm HIV: Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV dễ mắc sởi ở tuổi nhỏ hơn trẻ sinh từ người mẹ không bị bệnh.
- Trẻ bị thiếu vitamin A: Trẻ có thiếu vitamin A trên lâm sàng hay dưới lâm sàng tăng nguy cơ tử vong do sởi. Sởi có kèm theo giảm nồng độ retinol/máu và có thể làm thiếu vitamin A rõ rệt. WHO cũng khuyến cáo nên bổ sung vitamin A cho trẻ bị sởi trong trường hợp này, đặc biệt là ở những quốc gia có tỷ lệ tử vong do sởi cao.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thường dễ bị suy giảm miễn dịch hơn dưới nhiều hình thức khác nhau: thời gian thải virus kéo dài hơn, tỷ lệ tử vong do sởi cao hơn. Sởi góp phần đưa đến suy dinh dưỡng do mất protein do bệnh lý ruột, tăng nhu cầu chuyển hóa, và giảm cung cấp qua thức ăn.
- Người bị lao: Suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào do sởi tạo thuận lợi cho nhiễm lao. Hơn nữa, bệnh lao cũng sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân nhiễm sởi./.
Các tin khác

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới kiến thức y khoa trên TikTok

Người dân lo lắng, bất an vì sữa giả, thuốc giả và giá vàng tăng đột biến

Nhiều người lớn mắc sởi, có diễn biến nặng

Bệnh viện Trung ương Huế với việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên

Ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng trong 1 tuần tại Hà Nội

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm nhiều trường hợp hoạt động khám, chữa bệnh trá hình

Hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Award 2025

Ngành y tế đã có những đổi mới hoạt động y tế, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của Nhà nước
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Phòng bệnh liên quan đến di truyền để tránh dị tật bẩm sinh

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ làm chủ kỹ thuật ghép thận

Can thiệp thành công bệnh nhân vỡ phình xoang mà không cần phẫu thuật

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Lào Cai: Doanh thu từ du lịch đạt gần 900 tỷ đồng trong dịp nghỉ lễ

Bùng nổ xu hướng làm đẹp hiện đại tại Beautycare Expo Hà Nội 2025

Việt Nam và Sri Lanka cam kết thúc đẩy hợp tác theo hướng rộng mở và đột phá

Chủ tịch nước: Việt Nam đóng góp tích cực vào các hoạt động Phật giáo quốc tế

"Chung tay phòng bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống Việt"

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
