Cách phát hiện sớm biến chứng sau nâng ngực dễ dàng tại nhà
Biến chứng sau phẫu thuật nâng ngực
Dù phẫu thuật thẩm mỹ hay điều trị bệnh lý đều có tỷ lệ phần trăm biến chứng nhất định. Biến chứng trong và sau phẫu thuật tạo hình vòng 1 chiếm khoảng 5 - 15%, bao gồm các biến chứng sớm sau mổ và biến chứng muộn sau một vài năm.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Minh Trung với kinh nghiệm 24 năm trong nghề cho biết: “Về mặt khoa học, chưa thể có một chất liệu nhân tạo nào có độ hoàn hảo và an toàn 100% khi đặt vào trong cơ thể. Do đó. trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ phải xử lý thật tốt khâu cầm máu trong và sau phẫu thuật, đồng thời đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối. Như vậy mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật.”
Bác sĩ Nguyễn Minh Trung (người đang ngồi) cùng ekip trong một ca phẫu thuật sửa lại ngực hỏng sau nâng.
Một số biến chứng thường thấy nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực như nhiễm trùng, tụ máu, hoại tử núm vú. Ngoài ra, các biến chứng co thắt bao xơ, lộ túi, vỡ túi ngực sẽ cần ít nhất từ 2 đến 1 năm, thậm chí nhiều năm mới phát hiện.
Nhiễm trùng sau phẫu thuật thường xảy ra ở khâu thực hiện vô khuẩn, vô trùng kém. Trường hợp này thường gặp ở những ca nâng ngực tại cơ sở không được cấp phép, bác sĩ không có bằng cấp chuyên môn. Tỷ lệ nhiễm trùng sau nâng ngực tại các bệnh viện lớn rất hiếm gặp do kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn phẫu thuật tốt.
Tụ máu thường được phát hiện sau vài ngày trong thời gian chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện. Hoại tử núm vú chỉ xuất hiện sau nâng ngực ở những người đặt túi qua đường quầng vú.
Co thắt bao xơ thường có 2 dạng, đó là bao xơ sinh lý và bao xơ bệnh lý. Đây là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch đối với vật thể lạ được cấy ghép vào cơ thể. Vỏ xơ cứng bao quanh túi độn lâu dần gây méo, lệch, thô cứng bầu ngực. Từ đó dẫn tới những cơn đau tức, khó chịu và mất hoàn toàn cảm giác hưng phấn ở khu vực này.
Cách phát hiện sớm biến chứng sau nâng ngực
Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề phẫu thuật thẩm mỹ, tiếp xúc hàng ngày với nhiều bệnh nhân, bác sĩ Minh Trung cho biết: "Đa số các trường hợp biến chứng sau nâng ngực được phát hiện tại nhà, trong quá trình chăm sóc, vệ sinh. Những trường hợp phát hiện sớm sẽ có hướng xử lý đơn giản và khả năng phải phẫu thuật lại để tháo túi độn hoặc thay túi mới là rất thấp. Ngược lại, ở nhóm người tìm đến bác sĩ khi những dấu hiệu biến chứng quá rõ ràng thì tỉ lệ phải phẫu thuật lại rất cao".
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bác sĩ khuyên phụ nữ trong quá trình chăm sóc ngực sau phẫu thuật tại nhà, cần theo dõi sát sao tình trạng ngực và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Chị em có thể dựa vào những biểu hiện này để tự phát hiện sớm các biến chứng sau nâng ngực. Có thể phát hiện bằng mắt thường các biểu hiện ngực bên cao bên thấp, bên to bên nhỏ, khe xa, ngực móp méo biến dạng; ngực tròn bất thường, không có độ lài tự nhiên.
Massage, sờ nắn ngực thường xuyên nếu thấy một bên ngực sưng to hơn hẳn bên còn lại. Hoặc sờ thấy một hay nhiều cục cứng, ngực không mềm sau 1-2 tháng phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau tức ngực âm ỉ kéo dài. Một vùng da ngực bị tấy đỏ, nóng rát, vết mổ lâu khô, chảy dịch, chảy mủ. Lúc này cần báo lại cho bác sĩ và tới thăm khám ngay để chẩn đoán và xử lý sớm các biến chứng nếu có.
Khách hàng nâng ngực tới tái khám sau 1 tháng cùng BS Minh Trung.
Cũng theo bác sĩ, chị em nên lựa chọn kỹ bác sĩ phẫu thuật để đảm bảo chất lượng thẩm mỹ và an toàn sức khỏe. Sau nâng ngực cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh và tái khám đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, khi có bất cứ dấu hiệu đau, sưng, nhức hay co cứng cần tái khám ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Diệp Phương