Châu Á nỗ lực tự cường vaccine
Kể từ tháng 4, Thái Lan chứng kiến làn sóng lây nhiễm nCoV nghiêm trọng, chủ yếu do biến chủng Delta, khiến hệ thống y tế bị đẩy đến bờ vực quá tải. Việc số ca nhiễm mới hàng ngày lên đến khoảng 20.000 đặt ra nhu cầu phải có thêm nhiều vaccine Covid-19 hơn. Để giảm phụ thuộc vào các vaccine nhập khẩu vốn rất khan hiếm và tăng nguồn cung cho đất nước, giới khoa học Thái Lan đã tự nghiên cứu nhiều loại vaccine, với ba trong số 6 loại tiềm năng được đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ hồi đầu năm. Dù chưa có loại nào được cấp phép sử dụng, các nhà phát triển vẫn hy vọng sản phẩm nội địa của họ sẽ đóng vai trò là mũi tiêm nhắc lại trong tương lai gần.
NDV-HXP-S, ứng viên vaccine Covid-19 tiềm năng đang được thử nghiệm lâm sàng tại Thái Lan.
Các nhà khoa học Thái Lan đã báo cáo những kết quả khả quan đối với hai vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng là ChulaCov-19, sử dụng công nghệ mRNA, và NDV-HXP-S, sử dụng công nghệ virus bất hoạt. Kiat Ruxrungtham, nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn, cho biết ChulaCov-19 sẽ bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn Hai vào tuần này. Baiya Sars-CoV-2 Vax 1, một ứng viên vaccine Covid-19 khác tại Thái Lan, dự kiến bắt đầu được thử nghiệm trên người vào tháng tới. Tiến sĩ Suthira Taychakhoonavudh, nhà khoa học tham gia phát triển vaccine này, cho biết nhu cầu đối với vaccine nội địa khá cấp bách, nhưng không thể vội vàng.
Trong khi đó, đảo Đài Loan hôm 23/8 bắt đầu đưa vào sử dụng vaccine do tập đoàn nội địa Medigen sản xuất sau hơn một năm thử nghiệm. Theo dữ liệu của chính quyền Đài Loan, gần 600.000 người trong số 23,5 triệu dân tại hòn đảo đã đăng ký tiêm vaccine này. Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Đài Loan (CECC) cho biết dựa trên thử nghiệm Giai đoạn Hai, vaccine của Medigen có khả năng đạt hiệu quả chống Covid-19 lên tới 90%. Việc vaccine Medigen được phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào cuối tháng 7 khiến nhiều người nghi ngờ, bởi nó chưa được thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn Ba. Tuy nhiên, giới chính trị gia Đài Loan vẫn tuyên bố tin tưởng các vaccine nội địa. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh bà tiêm vaccine Medigen, trong khi cấp phó của bà là Lại Thanh Đức cho biết ông sẽ chờ UB-612, một loại vaccine nội địa khác của công ty United Biomedical.
Tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in dường như cũng đặt hy vọng vào vaccine Covid-19 nội địa, khi cam kết cung cấp tất cả hỗ trợ sẵn có cho quá trình phát triển, thậm chí tung ra gói đầu tư trị giá 2,2 nghìn tỷ won (gần 1,9 tỷ USD) để giúp đỡ các hãng dược phẩm trong nước. "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt bước nhảy vọt, với mục tiêu trở thành một trong 5 nhà sản xuất vaccine lớn nhất toàn cầu vào năm 2025", Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố, nói thêm rằng vaccine cũng sẽ là một trong ba công nghệ chiến lược quốc gia bên cạnh chất bán dẫn và pin.
Giới chuyên gia đánh giá Hàn Quốc, một trong những nước sở hữu năng lực sản xuất dược phẩm sinh học lớn nhất thế giới và đã xuất khẩu 5,1 tỷ USD loại mặt hàng này vào năm ngoái, có tiềm năng trở thành "ông lớn" trong ngành công nghiệp vaccine toàn cầu.
Hiện có 7 công ty Hàn Quốc đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng 4 loại vaccine Covid-19 ở những giai đoạn khác nhau. SK Bioscience là công ty đầu tiên được cấp phép bắt đầu các thử nghiệm Giai đoạn Ba đối với vaccine GBP510 và đặt mục tiêu đưa vaccine vào sử dụng từ giữa năm sau. Bộ Y tế Hàn Quốc cũng tuyên bố năm tới sẽ triển khai tiêm các vaccine nội địa cho công chúng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Jerome Kim, tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế ở Seoul, lưu ý rằng đến khi đó hầu hết người dân Hàn Quốc đã được tiêm chủng đầy đủ. Vì vậy, "vaccine GBP510 có thể đóng vai trò làm liều tăng cường, hoặc được sử dụng cho những nhóm tuổi cụ thể".
Tại Nhật Bản, 4 hãng dược phẩm nội địa đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 trên người. Mặc dù nổi tiếng là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực dược phẩm, Nhật bị chậm chân trong việc tự phát triển vaccine do quy định phê duyệt quá chặt chẽ, đến mức khiến các công ty không thể duy trì đầu tư nghiên cứu.
Start-up công nghệ sinh học AnGes là công ty đầu tiên của Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 vào tháng 6/2020, tiếp đó là hãng dược phẩm Shionogi với một loại vaccine protein tái tổ hợp. Shionogi, nơi cũng đang phát triển thuốc điều trị Covid-19, cho biết họ có thể sản xuất 120 triệu liều vaccine mỗi năm nếu được cấp phép.
Trong khi đó, Daiichi Sankyo, công ty dược phẩm hàng đầu Nhật Bản, đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA của họ vào năm sau. KM Biologics, công ty con của tập đoàn thực phẩm khổng lồ Meiji, cũng lên kế hoạch cung cấp 35 triệu liều vaccine sử dụng công nghệ virus bất hoạt trong vòng 6 tháng kể từ khi được phê duyệt.
Tại Ấn Độ, Covaxin, loại vaccine Covid-19 cũng sử dụng công nghệ virus bất hoạt của hãng dược phẩm Bharat Biotech, được phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ tháng 1, trước khi được thử nghiệm Giai đoạn Ba. Tổng cộng khoảng 12 triệu liều Covaxin đã được sử dụng, với dữ liệu cho thấy vaccine này hiệu quả 77,8% trong chống các ca nhiễm có triệu chứng.
Bộ Công nghệ Sinh học Ấn Độ hôm 20/8 tuyên bố cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 nội địa thứ hai có tên ZyCoV-D, do hãng Zydus Cadila sản xuất. Đây là loại vaccine Covid-19 ADN đầu tiên trên thế giới, có thể được đưa vào cơ thể bằng thiết bị tiêm không mũi kim với liệu trình ba liều. Đối tượng sử dụng là người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi.
Vaccine ADN đưa vào cơ thể một chuỗi ADN mã hóa kháng nguyên cụ thể để khởi động quá trình phản ứng miễn dịch. Công nghệ này được đánh giá nâng cao tính ổn định và độ tin cậy, đảm bảo an toàn do không chứa bất cứ tác nhân gây bệnh nào và có chi phí thấp khi sản xuất số lượng lớn.
Ấn Độ cũng đang tăng tốc phát triển thêm các loại vaccine Covid-19 nội địa, để nhanh chóng tiêm chủng cho 1,3 tỷ dân và phục vụ mục tiêu xuất khẩu. Với vị thế nhà sản xuất vaccine lớn nhất toàn cầu trong nhiều năm qua, Ấn Độ là nguồn cung cấp nhiều loại vaccine quan trọng giá cả phải chăng cho thế giới như vaccine phòng bệnh bạch hầu, uốn ván hay viêm gan B.
Hiện có ít nhất 15 loại vaccine Covid-19 đang được phát triển tại Ấn Độ ở những giai đoạn khác nhau.
Đức.L
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
