Hiệu quả từ dự án thí điểm thả muỗi vằn mang Wolbachia phòng bệnh sốt xuất huyết
Giảm lây truyền sốt xuất huyết
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bình Nguyên - Điều phối viên Dự án hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam, cho biết: Được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền và sự đồng thuận của người dân xã Vĩnh Lương, ngày 6/3/2018 dự án Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam (trong khuôn khổ Chương trình Muỗi Thế giới) bắt đầu thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở xã Vĩnh Lương (Nha Trang). Theo đó, có 8/10 thôn gồm Lương Sơn 1, 2, 3, Văn Đăng 1, 2, 3 và Võ Tánh 1, 2 được chọn thả. Hai thôn còn lại (Lương Hoà và Cát Lợi) không nằm trong khu vực thả muỗi thí điểm do có mật độ dân cư tương đối thấp và tách biệt khỏi cụm dân cư trung tâm xã. Dự án đã lập bản đồ phân chia hơn 300 ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50m x 50m (diện tích 2.500m2). Mỗi tuần, dự án thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô, tương ứng với mức thả trung bình 1 con muỗi/25m2/tuần. Ngày 26/6/2018, dự án kết thúc thả muỗi.
Cán bộ y tế thực hiện thí điểm thả muỗi vằn mang Wolbachia phòng bệnh sốt xuất huyết.
Theo kết quả nghiệm thu, quần thể muỗi vằn (Aedes aegypti) ở xã Vĩnh Lương mang Wolbachia đã dần thích nghi và duy trì ổn định tại địa bàn thả muỗi. Mặt khác, kết quả giám sát tình hình mắc SXH tại xã Vĩnh Lương và TP. Nha Trang trong thời gian nghiên cứu cũng cho thấy những dấu hiệu khả quan về hiệu quả làm giảm lây truyền SXH ở địa bàn thả muỗi. Qua 1 năm theo dõi kể từ khi ngừng thả muỗi, tỷ lệ mắc SXH ở khu vực thả muỗi xã Vĩnh Lương giảm đi rõ rệt so với trung bình 5 năm trước khi thả muỗi. Trong khi đó, tỷ lệ mắc SXH ở 26 phường xã còn lại của TP. Nha Trang (chưa được thả muỗi) tăng rất cao, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019.
Ông Phan Văn Lợi – Trưởng thôn Văn Đăng 2 cho biết: Trước đây, năm nào ở thôn cũng có ca mắc SXH, bình quân mỗi năm có từ 3 - 4 ca mắc. Sau khi dự án ngừng thả muỗi, từ đầu năm đến nay, ở thôn Văn Đăng 2 chưa ghi nhận ca mắc SXH nào. Người dân ở đây ai cũng mừng. Trước đây, gia đình đã có người mắc SXH, khi dự án triển khai bà Đặng Thị Thuý Hương (thôn Văn Đăng 3) không mấy tin tưởng. Tuy nhiên hiện nay, bà Hương đã thay đổi quan niệm khi thấy hiệu quả dự án mang lại. Theo số liệu từ Đội Y tế dự phòng TP. Nha Trang, năm 2018 toàn xã Vĩnh Lương ghi nhận 47 ca mắc SXH. Trong 7 tháng đầu năm 2019 số ca mắc ghi nhận là 32 ca, trong đó, số ca mắc ở 2 thôn Lương Hoà và Cát Lợi (chưa được thả muỗi) chiếm 20 ca; 8 thôn đã thả muỗi chỉ ghi nhận 12 ca.
Đề xuất tiếp tục triển khai dự án trên địa bàn Nha Trang
Tiến sĩ Nguyên chia sẻ: “Hiện nay Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tham vấn, trao đổi với các cơ quan đơn vị ở địa phương về đề xuất mở rộng địa bàn thả muỗi ở TP. Nha Trang trong giai đoạn 2019 - 2022. Mặt khác, Chương trình Muỗi Thế giới cũng đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam để chuẩn bị cho khả năng triển khai ở một số tỉnh khác”.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển - Phó Giám đốc dự án cho biết, Wolbachia là một loại vi khuẩn sống cộng sinh trong khoảng 60% các loài côn trùng có trong tự nhiên. Tuy nhiên, muỗi vằn (trung gian truyền bệnh SXH và Zika) thì lại không có sẵn vi khuẩn này. Các nhà khoa học cấy vi khuẩn Wolbachia vào trứng muỗi vằn, từ đó nở ra muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia. Trong cơ thể muỗi, vi khuẩn Wolbachia sẽ ức chế (ngăn chặn) sự xâm nhập và nhân lên của một số loại vi rút, bao gồm vi rút gây bệnh SXH và vi rút Zika. Do đó, các vi rút gây bệnh này hầu như không còn khả năng truyền từ muỗi sang người. Có thể ví phương pháp này giống như “tiêm vắc xin” cho muỗi. “Muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia là muỗi vằn có nguồn gốc tại địa phương, mang Wolbachia theo phương thức giao phối và sinh sản tự nhiên, hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen. Hiện nay, bệnh SXH và Zika chưa có vắc xin phòng ngừa, đây là phương pháp mới giúp phòng 2 bệnh trên một cách chủ động, lâu dài, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe người dân vừa tiết kiệm chi phí cho xã hội” - Giáo sư Hiển khẳng định.
Chương trình Muỗi Thế giới (World Mosquito Program) là một chương trình hợp tác khoa học quốc tế không vì lợi nhuận do trường Đại học Monash (Úc) khởi xướng. Chương trình đã và đang được triển khai tại 12 quốc gia và sẽ tiếp tục mở rộng ở nhiều địa bàn và quốc gia khác. Các nghiên cứu, đánh giá khoa học ở Úc, Việt Nam, Indonesia, Brazil, Colombia, Fiji, Mexico,… đã chứng tỏ đây là một phương pháp rất an toàn, thân thiện với môi trường và có triển vọng to lớn trong việc giúp kiểm soát bệnh dịch SXH (Dengue), Zika và một số bệnh khác do muỗi truyền một cách chủ động, lâu dài. Tại Việt Nam, dự án do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chủ trì, phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa thực hiện từ năm 2006. Dự án được tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ Đại học Monash (Australia). Năm 2013, 2014 ở Việt Nam đã triển khai thí điểm thả muỗi Wolbachia tại đảo Trí Nguyên thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang (Khánh Hòa)). Năm 2018, dự án triển khai thí điểm tại xã Vĩnh Lương. Sau khi dự án kết thúc, ở 2 địa phương được thí điểm số ca mắc SXH đều giảm đi đáng kể.
Xuân Cát
Các tin khác

Ghép thận thành công cho bệnh nhi đặc biệt

Bệnh viện bắt buộc phải kê đơn thuốc điện tử từ ngày 1/10

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Bệnh nhân mắc hội chứng May thurner hiếm gặp được chữa khỏi

Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Chỉ có 1 đơn thuốc trong 1 lần khám bệnh

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Đề xuất sửa đổi quy định về hoạt động tiêm chủng vaccine

Giải thể thao báo chí mở rộng khu vực ĐBSCL tạo không khí vui tươi, gắn kết
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tận tâm trong phục vụ hành chính, nghiêm minh trong xử lý vi phạm pháp luật

EVN cảnh báo máy biến áp EEMC giả, nguy cơ lớn với hệ thống điện quốc gia và người tiêu dùng

EVN đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định 6 tháng đầu năm 2025

Cần giám sát, quản lý chặt chẽ việc chăm sóc cây xanh ở Cần Thơ

Dự án NMNĐ Long Phú 1: Chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
