Khánh Hòa: Bệnh nhân bị hoại thư sinh hơi được cứu sống
BS CK2. Phạm Đình Thành cùng ê kíp phẫu thuật giải áp, mở rộng tổ chức bị hoại thư sinh hơi cho BN C.
Qua thăm khám, bác sĩ (BS) đã kết luận tiêu điểm nhiễm trùng kín đáo từ vết thương nhỏ vùng gối trái. Kết quả cho thấy, BN C. bị tràn khí dưới da vùng đùi trái, phù nề mô mỡ dưới da mặt trong đùi trái, tụ khí các bao cơ vùng mặt trong đùi trái, xơ vữa vôi hóa động mạch chi dưới 2 bên, mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch chi dưới, tắc động mạch chày trái, được hội chẩn kết luận: Hoại thư sinh hơi đùi trái. BN được phẫu thuật cấp cứu, mở rộng vùng đùi trái từ mấu chuyển lớn đến bờ ngoài khớp gối trái, thấy tổ chức cơ tái mủn, dịch máu cá, sủi bọt, có mùi thối khẳm. Phẫu thuật viên tiến hành cắt lọc súc rửa, cho cấy mủ làm kháng sinh đồ và để hở vùng vết thương. BN C. đã được hồi sức để cân bằng nước và điện giải cùng nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau tích cực. Sau mổ các dấu hiệu sinh tồn của BN ổn định, vết thương vùng đùi trái để hở, 2 chi dưới hồi phục dần. Tiên lượng khi tình trạng hoại thư sinh hơi chấm dứt, vết thương mới được khâu đóng lại.
Ban đầu với vết thương nhiễm trùng nhẹ vùng gối trái sau bị hoại thư sinh hơi vùng đùi trái.
Theo BS CK2. Phạm Đình Thành - Phó khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, cho biết: Hoại thư sinh hơi là bệnh lý cấp cứu khẩn cấp trong nội khoa và ngoại khoa, thường do vi khuẩn (VK) yếm khí Gram (+) hoặc Gram (-) sinh hơi. VK này sống rải rác khắp nơi trong đất hoặc ký sinh trong ruột. Có nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho hoại thư sinh hơi: chấn thương, phẫu thuật, các tác động của bệnh nội khoa… Hoại thư sinh hơi nội khoa thường hiếm gặp, nhưng cũng có thể gặp như tiêm bắp hoặc chọc hút máu, các vết loét xây xát ở chi kết hợp với cơ địa dễ gây hoại thư là đái tháo đường, hút thuốc lá nhiều… Dấu hiệu hoại thư sinh hơi cơ là đau nhiều tại chỗ, phù nề nhanh, căng da. Do VK sinh hơi nên sau vài giờ cơ căng cứng, phù to lan nhanh đến các vùng cơ lân cận, ấn vào da có dấu hiệu lép bép dưới tay, có thể có dịch nâu chảy ra mùi thối khẳm, da có tụ máu từng mảng và bọng nước lan nhanh ra toàn chi…Toàn trạng bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, có thể gây suy đa phủ tạng không hồi phục và tử vong rất nhanh. Ngày 24/7/2019, BS CK2. Phan Hữu Chính – Giám đốc BVĐK tỉnh Khánh Hòa cho biết, các BS khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Bỏng đã phẫu thuật thành công cho BN Nguyễn C. bị hoại thư sinh hơi vùng đùi trái do vết thương nhiễm trùng vùng gối trái. Để dự phòng bệnh lý này, khi BN bị tai nạn có vết thương xây xát tiếp xúc với môi trường bẩn, nhiều đất cát phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý đúng quy trình vô khuẩn, chích ngừa SAT để phòng Uốn ván (Tetanus). Đối với các vết loét nội khoa phải được rửa và thay băng vô khuẩn. Đối với Cơ sở y tế để dự phòng bệnh lý này thì ý thức vô khuẩn tuyệt đối trong phẫu thuật là cần thiết, cũng như sự phối hợp giữa các chuyên khoa chặt chẽ nhằm phát hiện dấu hiệu sớm và điều trị tích cực kịp thời cho bệnh nhân mới hy vọng cứu sống được.
X. B