Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 tạo bước tiến mới trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta

Bảo vệ môi trường là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và đã có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được ban hành sẽ tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.

Ngày 17/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), có hiệu lực ngày 1-1-2022 và thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện, trong đó doanh nghiệp, người dân phải đóng vai trò trung tâm; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường. Luật với nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào 1 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án. Luật cũng đã thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội. Một số điểm mới có tính đột phá trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020

1- Cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường

Thời gian qua, cộng đồng dân cư đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu nhất là thông qua việc hình thành các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc thu thập, cung cấp thông tin; tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 chưa quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, vì vậy chưa đẩy mạnh, phát huy được vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã bổ sung “cộng đồng dân cư” vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhóm đối tượng quan trọng này trong công tác bảo vệ môi trường cũng như thực hiện một trong những mục tiêu xuyên suốt của luật là bảo vệ sức khỏe người dân, bảo đảm người dân được sống trong môi trường trong lành.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 tạo bước tiến mới trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
Các tình nguyện viên tham gia dọn rác góp phần bảo vệ môi trường

Nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng dân cư phát huy được vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường, luật đã bổ sung quy định thiết lập hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị, tham vấn của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, qua đó giúp cộng đồng dân cư có thể tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường thông qua công nghệ thông tin, tương tác các ứng dụng thông minh trên điện thoại di động.

Trách nhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư, được quy định ngay từ khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm thực hiện tham vấn, đối tượng tham vấn, nội dung tham vấn chủ yếu, hình thức tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường; kết quả tham vấn cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức liên quan là thông tin quan trọng để chủ dự án nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

2- Thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính

Luật đã thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hi sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế; bảo vệ môi trường không chỉ là phòng ngừa, kiểm soát, xử lý chất thải; các hoạt động sản xuất, phát triển phải hài hòa với tự nhiên, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. Đồng thời, luật cũng đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm người dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nước trên thế giới và cũng hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Luật đã tiếp cận phương pháp quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường; sàng lọc, không khuyến khích các dự án không tuân theo quy luật tự nhiên, chiếm dụng lớn diện tích rừng, đất lúa, tác động đến các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đến thực hiện dự án đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; có nguy cơ; ít có nguy cơ; không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp.

3- Đã định chế nội dung sức khỏe môi trường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước

Để kiểm soát các yếu tố môi trường có tác động đến sức khỏe con người, luật đã quy định nội dung quản lý các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế, các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người, đặc biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại bệnh dịch mới.

Để nâng cao hiệu quả việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước mặt, luật đã quy định việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, môi trường không khí nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các thành phần môi trường. Luật quy định rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 tạo bước tiến mới trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân(ảnh minh họa)

4- Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Hiện nay, tỷ lệ chôn lấp rác thải ở Việt Nam còn cao, một trong các nguyên nhân là do rác thải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý. Để khắc phục tình trạng này, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn nhằm giảm chi phí xử lý rác thải phải nộp, thông qua quy định rác thải sinh hoạt phải được phân làm 3 loại: (i) chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (ii) chất thải thực phẩm; (iii) chất thải rắn sinh hoạt khác.

Luật cũng đã quy định trách nhiệm phân loại chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thành 3 loại, trong đó ưu tiên tái sử dụng chất thải; quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế/khó có khả năng tái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu.

5- Chế định về thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp triệt để cho địa phương

Luật đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Song song với chế định này, luật cũng đã bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền tham gia, phản biện và đồng thuận của cơ quan quản lý công trình thủy lợi ngay từ giai đoạn đánh giá tác động môi trường cho đến khi cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở xả nước thải vào công trình thủy lợi nhằm tăng cường công tác phối hợp của các cơ quan.

Luật đã phân cấp mạnh mẽ cho địa phương thông qua chế định giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (quy định hiện hành phân cấp các bộ, ngành đều có thể thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) đồng thời quy định các bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả. Quy định này sẽ bảo đảm quản lý thống nhất tại địa phương, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, cấp phép sau này và phù hợp với xu hướng phân cấp cho địa phương như hệ thống pháp luật hiện hành.

6- Quy định cụ thể về kiểm toán môi trường nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý môi trường của doanh nghiệp

Tiếp thu kinh nghiệm thành công của quốc tế về kiểm toán môi trường được áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã bổ sung nội dung về kiểm toán môi trường nhằm điều chỉnh hoạt động kiểm toán trong nội bộ tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do đơn vị tự thực hiện hoặc thông qua dịch vụ kiểm toán.

Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết lỗ hổng trong quản lý môi trường và có giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý môi trường được hiệu quả hơn. Luật cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan.

7- Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước

Luật đã bổ sung các quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon, trong đó xác định nội dung và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và địa phương; bổ sung quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon.

Đặc biệt, luật đã chế định về tổ chức và phát triển thị trường carbon như là công cụ để thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính trong nước, góp phần thực hiện đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong đó, quy định rõ đối tượng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường carbon trong nước; căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính; trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tổ chức liên quan trong việc phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; lộ trình và thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

8- Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Luật đã đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay; trong đó đối với các đối tượng là di sản thiên nhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học và di sản văn hóa thì vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáo trộn, chồng chéo.

9- Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên

Ở nước ta, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững cũng đã được ban hành nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý tạo nền tảng cho thúc đẩy các mô hình kinh tế này.

Để giải quyết các vấn đề này, đồng thời tạo động lực phát triển bền vững và nâng cao chất lượng tăng trưởng và sự thịnh vượng quốc gia, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 đã bổ sung một chương về các công cụ kinh tế và nguồn lực. Trong đó, đã bổ sung các chính sách về phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên; đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, bổ sung chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh để huy động đa dạng các nguồn lực xã hội cho bảo vệ môi trường.

Với nhiều chính sách mới mang tính đột phá, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta. Để bảo đảm thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm 2020 có hiệu quả, thời gian tới, chúng ta phải tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm phù hợp với quy định của luật. Đồng thời, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến luật đến các bộ, ngành, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và nhân dân với nội dung, hình thức phù hợp nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Bên cạnh đó, cần có sự quyết tâm của các cơ quan quản lý, có sự vào cuộc một cách chủ động, tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Mạnh Hùng

Các tin khác

Quận Cầu Giấy chung tay xử lý rác thải nhựa bảo vệ môi trường

Quận Cầu Giấy chung tay xử lý rác thải nhựa bảo vệ môi trường

(SK&MT) - Ngày 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Cầu Giấy đã tổ chức Kỷ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, khai mạc Chung khảo Hội thi “Tuyên truyền chung tay phân loại, thu gom, xử lý rác thải nhựa” năm 2023.
Hòa Bình: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Hòa Bình: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

(SK&MT) - Hòa Bình cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, là tỉnh có tiềm năng về khai thác mỏ và du lịch sinh thái, vùng đất được thiên nhiên ưu ái và ban tặng nhiều cảnh đẹp. Trong những năm gần đây, tỉnh luôn mở cửa đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng cũng luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
Xử lý chất thải rắn xây dựng: Cần sớm tháo gỡ những khó khăn

Xử lý chất thải rắn xây dựng: Cần sớm tháo gỡ những khó khăn

(SK&MT) - Tốc độ đô thị hoá cao khiến lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh ngày càng lớn… Tuy nhiên, đến thời điểm này, các điểm tiếp nhận, xử lý chất thải xây dựng đảm bảo theo quy định của pháp luật trên địa bàn TP vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: Nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề

Bắc Ninh: Nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề

(SK&MT) - Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên... Chính vì vậy, thời gian qua, Thành phố Bắc Ninh đã đưa nội dung bảo vệ môi trường làng nghề là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong lộ trình thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh, giai đoạn 2019-2025
Vĩnh Phúc: Khẩn trương khắc phục tình trạng nước bị vẩn đục

Vĩnh Phúc: Khẩn trương khắc phục tình trạng nước bị vẩn đục

(SK&MT) - Ngay sau khi nhận được thông tin nước sạch sinh hoạt tại hai phường Đống Đa và Ngô Quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc bị vẩn đục, ố vàng, công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đã khẩn trương tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
Vĩnh Phúc: Người dân lo lắng khi nước sinh hoạt vẩn đục, ố vàng

Vĩnh Phúc: Người dân lo lắng khi nước sinh hoạt vẩn đục, ố vàng

(SK&MT) - Nhiều ngày nay, nhiều hộ dân sống ở khu vực TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang phải "sống chung" với tình trạng nước sạch sinh hoạt có lúc vẩn đục, ngả vàng gây ra nhiều lo lắng cho sức khỏe, sinh hoạt.
Hà Nội ra công điện yêu cầu ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

Hà Nội ra công điện yêu cầu ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

(SK&MT) - Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố môi trường trong mùa mưa bão, UBND thành phố Hà Nội giao các sở, ngành liên quan tăng cường công tác phòng ngừa, kịp thời ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ

Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ

(SK&MT) - Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra cháy, nổ tại các khu dân cư. Những vụ việc đó đã để lại nhiều thiệt hại đau xót về về tài sản cũng như tính mạng con người. Nhưng điều mà không ai nghĩ đến đó là hệ quả môi trường xung quanh khi bị ô nhiễm do các chất độc hại khuếch tán vào không khí hoặc nguồn nước, sau đó thẩm thấu vào đất, gây nguy hại tới sức khỏe, đời sống người dân xung quanh khu vực xảy ra hỏa hoạn.
Tây Nguyên, Nam Trung bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Tây Nguyên, Nam Trung bộ chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Ban Chỉ đạo về Phòng, Chống Thiên tai Quốc gia - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ban hành Công điện số 11 /CĐ-QG gửi Ban Chỉ huy Phòng Chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Công Thương; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí.
Xem thêm

Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Một trong những phương pháp làm đầy hốc hác gương mặt, xóa nhăn dẫn đầu xu hướng hiện nay không thể không kể đến công nghệ Maxfill Nano.
Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

(SK&MT) - Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa cho biết: Ngày 14/11/2023, Công ty đã nhận được giấy phép đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm Yến sào Sanvinest Khánh Hòa nguyên chất (mã số đăng ký CVNM03012311140005) sang thị trường
BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

(SK&MT) - Vừa qua, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hoà, bác sĩ Phan Hữu Chính đã quyết định tặng Bảng tuyên dương và khen thưởng cho ông Tôn Thất Nha là nhân viên của phòng Hành Chính Quản trị - BVĐK tỉnh Khánh Hoà, về việc đã nhặt và bàn gia
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

(SK&MT) - Sáng 18/11, hòa chung trong không khí vui tươi của ngành giáo dục cả nước, Trường THPT Trương Định đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (1973 – 2023) và đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cờ thi đua của UBND Thàn
Trường THPT Trương Định  tự hào chặng đường 50 phát triển

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển

(SK&MT) - Trải qua hành trình dài 50 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành, trường THPT Trương Định (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) đã không ngừng nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, từng bước khẳng định vị trí, uy tín trong hệ thống các trường trung học phổ t
chinh thuc van hanh nha may dien rac dau tien tai bac ninh
lac hiep hoa cay hoa mau chu luc de phat trien kinh te dia phuong
dua o gia vien ninh binh dac san cua vung dat sinh vuong sinh thanh
tra hoa vang cuc phuong cay duoc lieu quy cua huyen nho quan
quang ba san pham thu cong than thien voi moi truong ra thi truong quoc te
doan cong tac chinh phu lam viec tai vinh phuc ve nhung giai phap phat trien kinh te
huyen tien du bac ninh hoan thanh tot nhiem vu phat trien kinh te xa hoi nam 2022
thu tuong dua thu do phat trien toan dien nhanh ben vung van hien la hinh mau phat trien cho ca nuoc
hau loc thanh hoa nhung bat cap viec giao khoan hang nghin m2 dat nuoi trong thuy san
hop mat ky niem 55 nam tran danh suoi mach mang binh duong
Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

(SK&MT) - Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án TP. Đồng Hới là một dự án môi trường trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, có tổng mức đầu tư 58 triệu USD.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân

(SK&MT) - Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, c
Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

(SK&MT) - Thời gian gần đây, không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bác sĩ khuyến cáo nhóm bệnh nền, suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em cần cẩn trọng khi chất lượng không khí đang ở mức nguy hại.
Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho "bài toán" xử lý chất thải rắn xây dựng

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho "bài toán" xử lý chất thải rắn xây dựng

(SK&MT) - Mới đây, ngày 10/11/2023, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã có VB số 3815/UBND-TNMT về việc thực hiện các giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đây được xem là lời giải cho bài toán chất thải rắn xây dựng (viết tắt CTRXD) của Thủ Đô trong thời gian tới.
Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

(SK&MT) – Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho biết nhựa không thể phù hợp với nền kinh tế “xanh” kinh tế tuần hoàn khi các quốc gia chuẩn bị cho các cuộc đàm phán hiệp ước về nhựa.
Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

(SK&MT) - Mới đây, tại Hải Phòng, Công ty cổ phần Shinec và Shire Oak International đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền.
Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

(SK&MT) - Dịch Covid-19 đang hoành hành, gây ra nhiều tổn hại cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng với việc áp dụng nhiều cách làm mới, sáng tạo và đặc biệt biết tận dụng thời cơ, lãnh đạo khu công nghiệp Nam Cầu Kiền quyết tâm không để đại dịch làm gián đoạn hoạt động cũng như sự tăng trưởng, bằng cách linh hoạt thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì hoạt động kinh doanh.
Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

(SK&MT) - Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường. Đặc biệt, các cụm, khu công nghiệp (KCN), nơi tập trung nhiều lao động, người nước ngoài và người dân từ các địa phương, được đánh giá là những vùng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, ổn định sản xuất kinh doanh, nhà quản lý cùng các doanh nghiệp trong KCN cần có những biện pháp tăng cường phòng chống dịch, sẵn sàng ứng phó trước mọi tình huống.
Xuân Quan – Văn Giang: Nên chuyển đổi mô hình trang trại để khai thác hiệu quả đất đai

Xuân Quan – Văn Giang: Nên chuyển đổi mô hình trang trại để khai thác hiệu quả đất đai

(SK&MT) - Xã Xuân Quan có diện tích đất tự nhiên 530,95 ha nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng có xu hướng thoải dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Xã có hệ thống sông ngòi đan xen, đặc biệt có công trình thủy nông Bắc Hưng H
Chung tay đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

Chung tay đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

(SK&MT) - Giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa từ lâu đã luôn là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều chính sách đã được các nước đưa ra nhằm hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và cấm túi nhựa.
Triển khai thí điểm mô hình "Trường học xanh giảm thiểu rác thải"

Triển khai thí điểm mô hình "Trường học xanh giảm thiểu rác thải"

(SK&MT) - Triển khai thí điểm Trường học xanh là một trong những hợp phần quan trọng của chương trình "Thành phố sạch, đại dương xanh", nhằm thúc đẩy công tác quản lý chất thải rắn nói chung và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nói riêng, góp ph
Đẩy mạnh tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường

Đẩy mạnh tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường

(SK&MT) - Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa tăng, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bao bì xanh thay thế nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.
Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Chất lượng thực phẩm được định nghĩa bằng cách cung cấp hướng dẫn về thực hành vệ sinh, ghi nhãn thực phẩm, dinh dưỡng cũng như các kỹ thuật đo lường và lấy mẫu để chứng thực sự an toàn của thực phẩm.
Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

(SK&MT) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành chức năng, địa phương tập trung cao độ, hành động quyết liệt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch 2024, Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Giáp Thìn. Thời gian thực hiện cao điểm trong 90 n
Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

(SK&MT) - Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Bảo đảm môi trường sống khu dân cư: Góc nhìn từ công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại lợn ”, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường nhận được phản ánh của người dân thôn 7, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ về việc nhiều hộ dân chăn nuôi lợn tại sát bờ sông Đáy, thuộc xã Trung Châu, huyện Đan Phượng có dấu hiệu xả thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(SK&MT) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

(SK&MT) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) mới đây đã ra mắt phim truyền thông mới thứ 55 với tên gọi “Rùa biển thuộc về đại dương”.
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng   hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(SK&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát động Kế hoạch số 01/KH-BCHPCTT nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong giai đoạn 2023-2024.
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

(SK&MT) - Sau khi tòa soạn Sức khỏe & Môi trường đăng tải bài viết theo chuyên đề: “Tăng cường công tác quản lý đất đai, tránh tác động xấu tới môi trường”, phản ánh việc, mặc dù đã bị UBND xã Cần Kiệm chấm dứt hợp đồng thuê đất, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đồng thời yêu cầu buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi. Tuy nhiên, cho đến nay đã quá 4 tháng, ông Đặng Văn Tuấn vẫn không chấp hành Quyết định của UBND xã Cần Kiệm, ngược lại còn cố tình thực hiện những hành vi vi phạm mới, ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ đê và gây hệ lụy không nhỏ đến công tác quản lý đất đai, môi trường của địa phương.
Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Quá trình làm việc, kiểm tra, xác minh, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt vi phạm ở Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa (Tam Dương) của Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt, đồng thời, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu công ty thực hiện các biện pháp khắc phục.
Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

(SK&MT) - Là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng.
Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

(SK&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải pháp vận hành linh hoạt các hồ chứa trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông các tháng cuối năm 2022.
Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

(SK&MT) - Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII mới đây của Bộ Công Thương trình Chính phủ, ngành điện đặt ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây sẽ là cơ hội cho ngành điện gió ngoài khơi phát triển.
Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng

(SK&MT) - Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu là phải bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực tới lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách...

Nổi bật

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Chiều ngày 2/12 theo giờ địa phương, trong chương trình hoạt động song phương tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh), ông Noel Paul Quinn.
Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

(SK&MT) - Cách đây 25 năm, vào năm 1998, trước nhu cầu phát triển chuyên môn sâu về lĩnh vực chống độc, Khoa Chống độc được hình thành từ việc tách bộ phận chống độc của Khoa hồi sức cấp cứu A9. Mặc dù trong giai đoạn đất nước cũng như của ngành Y tế còn
Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Sau hơn một năm thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 20, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thỏa thuận để chuyển số tiền cam kết hỗ trợ Việt Nam trị giá 15,5 tỷ USD thành những dự án mang tính đột phá.
Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Chất lượng thực phẩm được định nghĩa bằng cách cung cấp hướng dẫn về thực hành vệ sinh, ghi nhãn thực phẩm, dinh dưỡng cũng như các kỹ thuật đo lường và lấy mẫu để chứng thực sự an toàn của thực phẩm.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động