Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ
Môi trường bị ảnh hưởng từ các vụ cháy nổ
Tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, cùng với đó là số lượng các công trình, khu công nghiệp, khu dân cư, chung cư, chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở kinh doanh ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, mật độ xây dựng dày đặc, không đúng quy hoạch … đây cũng là một trong số những nguyên nhân tác động không nhỏ đến nguy cơ gây cháy, nổ và công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó nổi bật là tình trạng công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.
Chính vì vậy, khi cháy nổ xảy ra, thiếu điều kiện để cung cấp oxy, thành phần khí tạo ra khí độc như khí CO, kèm theo đó là bụi mịn ở dạng khói đen, sẽ lan truyền trong không khí, len lỏi trong căn hộ và môi trường sống xung quanh.
Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, còn nếu hít quá nhiều sẽ bị ngộ độc và tử vong. Ngoài ra trong một số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người.
![]() |
Khi đám cháy rảy ra, phải sử dụng nước để dập lửa, nước thải sinh ra trong quá trình dập cháy sẽ hòa tan với bụi, thành phần khí, kim loại và nước này trở thành nước ô nhiễm |
Theo các nhà khoa học, khí CO không gây khó chịu nên chúng ta rất khó phát hiện. Khi bị ngộ độc CO ở mức độ nhẹ, các nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt; khi tiếp xúc với lượng lớn CO có thể bị ảnh hưởng dây thần kinh trung ương lẫn tim mạch, từ đó có nguy cơ mất đi tính mạng.
Khi đi vào cơ thể người, khí CO kết hợp cùng hemoglobin trong máu tạo thành chất cacboxy hemoglobin (HbCO). Đây là loại chất có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, từ đó làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu, khiến cơ thể thiếu oxy cần thiết. Đặc biệt hơn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ dừng ở việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của các nạn nhân trong đám cháy mà còn phát tán ra ngoài gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, chất lượng môi trường bị thay đổi.
Bên cạnh đó, môi trường khi xảy ra cháy nổ, phải sử dụng nước để dập lửa, nước thải sinh ra trong quá trình dập cháy sẽ hòa tan với một số bụi, thành phần khí, kim loại và nước, biến nước thành nước ô nhiễm, sẽ đi vào các nguồn tiếp nhận như ao, hồ vùng lân cận hoặc đi qua khu vực có đất sẽ đọng lại, gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật sống xung quanh. Thêm nữa là các loại bùn thải, chất rắn sinh ra trong quá trình cháy trở thành chất thải rắn, thậm chí chất thải rắn nguy hại, nếu thu gom không cẩn thận sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Tùy theo mức độ, quy mô vụ cháy làm cho mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh. Và tùy theo đối tượng bị cháy như kho nhiên liệu, hóa chất, vật liệu cháy có chất nhựa thì thành phần chất ô nhiễm nguy hại tác động xấu đến môi trường sau khi cháy đã tắt từ rất lâu chứ không chỉ lúc xảy ra vụ cháy. Chẳng hạn, sự cố cháy Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông năm 2019 đã để lại hậu quả về môi trường hết sức nặng nề khiến nhiều hộ dân và học sinh xung quanh phải di cư đến nơi khác sinh sống.
![]() |
Sự cố cháy nhà máy Rạng Đông năm 2019, đã để lại hậu quả về môi trường hết sức nặng nề khiến nhiều hộ dân và học sinh xung quanh phải di cư đến nơi khác sinh sống |
Trên thực tế, tình trạng mất an toàn cháy nổ, nhất là tại các nhà dân, chung cư cao tầng, cơ sở sản xuất đã được cảnh báo không ít lần nhưng sau đó, những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản, gây tác động đến môi trường.
Để kiểm soát và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường ở các đơn vị, nhà nước quy định khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải có chương trình phòng chống ứng phó sự cố cháy nổ đều phải được thông qua, có dự thảo chương trình và phải được cơ quan PCCC thông qua. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhà chung cư, nhà cao tầng không quan tâm đến hậu quả của hỏa hoạn dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường về mặt không khí, nước, đất đai, cây trồng, vật nuôi cũng như sức khỏe của cộng đồng.
![]() |
Vụ cháy CCMN ở Khương Hạ không những cướp đi 56 sinh mạng mà còn đê lại những hệ lụy về môi trường sống khu dân cư. |
Xử lý môi trường sau các vụ cháy nổ
Theo các chuyên gia về PCCC, hậu quả cháy nổ phụ thuộc vào biện pháp phòng ngừa, ứng cứu. Sau khi dập tắt đám cháy, các đơn vị quản lý môi trường cần đến ngay khu vực xảy ra sự cố cháy nổ tìm hiểu mức độ cháy, vật liệu cháy, hóa chất cháy, hướng phát tán khói thải ra các khu vực lân cận bị ảnh hưởng thế nào, xem xét nguồn tiếp nhận nước thải và các hiện trạng sinh thái tại khu vực chịu ảnh hưởng của cháy nổ, đặc tính của các loại chất thải rắn - sản phẩm phát sinh của quá trình cháy như thế nào, để dự báo khả năng thành phần ô nhiễm sẽ phát sinh ra sau quá trình cháy đi vào môi trường không khí, đất, nước và các loại chất thải. Tùy mức độ và quy mô khu vực cháy, khả năng lan truyền chất ô nhiễm phải lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường để khẳng định thành phần, mức độ ô nhiễm với môi trường khí, nước, chất thải.
Bên cạnh đó, phải di dời người già, trẻ nhỏ, người ốm ra khói khu vực bị cháy trong khoảng thời gian nhất định, tránh không sử dụng bồn chứa nước, nơi tiếp nhận nước thải đã dập cháy, tránh sử dụng các loại rau quả, vật nuôi bị nhiễm bụi, khí độc trong khu vực chịu tác động của vụ cháy. Thêm nữa, không thể thu gom lại khí để xử lý vì lúc đó đã lan truyền tất cả các nơi, phải có thời gian cho thông thoáng khí ở khu vực cháy và khu vực lân cận vì có quá trình pha loãng với các nơi khác và làm giảm thành phần độc hại có trong thành phần khí tới tiêu chuẩn an toàn về mặt môi trường.
Sau đó, phải xử lý nước thải sinh ra gây ô nhiễm bằng cách thu gom nước thải về cơ sở xử lý nước thải để đạt được yêu cầu xả thải an toàn ra môi trường. Phải có kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt là sản phẩm của quá trình cháy theo đúng quy định thu gom vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại. Cùng với đó, cần kiểm tra sức khỏe của cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng của cháy nổ để kịp thời phát hiện các hiện tượng ngộ độc, tác động xấu đối với con người do hậu quả sinh ra trong quá trình cháy. Đồng thời cảnh báo cho khu dân cư để có biện pháp tự bảo vệ mình trước tác động ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu của môi trường bị ô nhiễm đối với người dân.
Các tin khác

Đắk Lắk: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm tại xã Ea Riêng

Thanh Hóa: Khai thác khoáng sản theo hướng phát triển vững

Ban tổ chức Giải Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024: Phát động bảo vệ môi trường biển và thu gom 2 tấn rác thải, làm sạch bãi biển

Nhà khoa học truyền cảm hứng nghiên cứu vì tương lai năng lượng bền vững và môi trường xanh

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản đối với Công ty Minh Phúc Group do chưa đảm bảo về môi trường

Nghi Sơn (Thanh Hóa): Ô nhiễm môi trường từ vận chuyển khoáng sản tại Dự án đã thu hồi

TPHCM: Cuộc thi phim ngắn “hành động xanh - trường học xanh” năm 2024

Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh: Công ty Phú Quân chở cát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang): Yêu cầu kiểm tra trang trại Gia Huy gây ô nhiễm môi trường sau phản ánh của Tạp chí Sức khỏe và Môi trường
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Ngày 10/2: Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Khánh thành cống ngăn mặn lớn nhất Sóc Trăng

Hãy cùng nhau gieo mầm công nghệ để đơm hoa, kết trái cho tương lai xanh

Nuôi tôm theo hướng xanh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Nông dân trồng lúa theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tạm dừng lưu thông phụ gia thực phẩm hương cà phê và hương bơ

Nhiều thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện trực tuyến

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn nguyên môi trường trong các dự án cao tốc miền Tây

Lần đầu tiên thực hiện nội soi siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc thăm và làm việc tại Ấn Độ

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
