Những căn bệnh thường gặp vào ngày lạnh và cách phòng tránh
Nguyên nhân của hiện tượng tay chân lạnh trong mùa đông
Do cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay, chân của bạn trở nên lạnh cóng. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này như:
Do khí huyết lưu thông kém
Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Do người bị thiếu máu, thiếu sắt lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.
Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh như: huyết áp thấp, suy giáp, các bệnh về tim mạch...
Giữ ấm
Luôn giữ ấm tay chân để đảm bảo sức khỏe.
Đôi bàn chân tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng. Vì thế không sai khi ví đôi bàn chân giống như lá phổi thứ hai của cơ thể. Đôi bàn chân nếu bị nhiễm lạnh cũng đồng nghĩa rằng cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng, tăng nguy cơ cảm lạnh, viêm khớp và viêm phổi.
Vậy nên ngoài việc chăm sóc cơ thể bạn cần chú ý đến việc bảo vệ và giữ ẩm cho đôi bàn chân bằng cách đi tất ấm, ngâm chân bằng nước ấm, mát xa chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt cho cơ thể trong những ngày mùa đông.
Đi giày ấm khi ra ngoài nhưng hãy chắc chắn đó là đôi giày không quá chặt để cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn máu. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm có thêm gừng và muối sẽ có tác dụng rất tốt. Không nên đi chân đất trần trong những ngày mùa đông và cần thường xuyên thay tất để tránh nguy cơ nấm móng, nấm kẽ.
Cũng giống như đôi bàn chân, đôi bàn tay cũng cần được giữ ấm bằng cách thường xuyên đeo găng tay, hạn chế việc tiếp xúc của đôi bàn tay với nước lạnh, khi làm việc nhà nên mang găng tay cao su. Thường xuyên thoa tinh dầu oliu hoặc vaseline lên đôi bàn tay để tránh nguy cơ bị khô nẻ.
Có những người không chỉ bị cước ở tay, chân mà còn có thể bị cước ở mũi, tai, mặt…vì thế bạn cần lưu ý giữ ẩm cho mọi bộ phận của cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá.
Cảm lạnh
Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.
Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
Hạ thân nhiệt
Giữ ấm cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe.
Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát.
Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa.
Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.
Da khô
Mùa đông là lúc cần thiết chăm sóc và dưỡng ẩm cho da.
Da khô là chứng bệnh thường gặp và trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, khi độ ẩm môi trường thấp.
Do vậy, việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết. Thời điểm tốt nhất để bôi chất dưỡng ẩm lên da là sau tắm khi da vẫn còn ẩm và bôi thêm lần nữa khi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.
Cúm
Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vacxin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).
Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh
Không nên luôn đóng kín cửa
Mùa đông, nhiều người có thói quen đăng kín cửa để tránh gió, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, bạn cần thường xuyên mở cửa sổ cho phòng được thông thoáng. Mở cửa cho không khí vào phòng mỗi ngày chỉ vài phút, sẽ giúp cho không khí bị ô nhiễm trong phòng thoát ra ngoài. Vì những nơi thông gió kém, độ ẩm thấp là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.
Thường xuyên rèn luyện thể dục
Tập thể dục thường xuyên để luôn đảm bảo sức khỏe tốt.
Đi bộ, đi xe đạp, tập yoga hay đơn giản là bật nhạc thành vui để mọi người cùng nhún nhảy là những vận động cần thiết trong mùa đông. Kiên trì tập luyện 1-2 lần/ tuần đủ để duy trì sức khỏe tốt và thay đổi tâm trạng.
Bổ sung lượng nước đủ cho cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Mùa lạnh chúng ta ít có cảm giác bị khát nước. Nhưng do trong mùa lạnh thời tiết thường hanh khô, nên cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng khử nước, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể một cách đều đặn. Khi cơ thể đủ nước thì độ ẩm của các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp được duy trì, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào.
Nước còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn bị ngạt mũi, hãy uống các loại đồ uống nóng như trà chanh, trà mật ong. Trà xanh hỗ trợ miễn dịch rất tốt. Nếu bạn bị đau họng, ho thì nên thêm mật ong, tác dụng rất tốt.
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mùa đông.
Để tăng sức đề kháng, phòng chống những căn bệnh mùa đông, hãy ăn những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trái cây, rau, quả và các loại hạt. Ngoài ra, những món ăn nóng sẽ khiến bữa ăn của bạn hấp dẫn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thực phẩm giàu chất đạm để có sức khỏe tốt và giúp cho việc trao đổi chất thực hiện hiệu quả.
Dự trữ thuốc, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Thường xuyên sử dụng những loại thuốc vitamin, khoáng chất để tăng sức mạnh cho hệ tiêu hóa và tránh những căn bệnh trong mùa đông. Nếu bạn không hấp thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết trong các bữa ăn, sử dụng vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để bạn bổ sung lượng thiếu hụt đó.
Tăng cường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như thảo dược nấm lim xanh, đông trùng hạ thảo, yến sào,..
Bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa những căn bệnh thường gặp trong mùa đông bằng việc tạo ra cho bản thân những thói quen sống lành mạnh, khoa học, dễ thực hiện mà vô cùng hiệu quả.
Minh Vy