Rừng ngập mặn Hậu Lộc – “Lá chắn xanh” nơi cửa biển
![]() |
Rừng ngập mặn Hậu Lộc được xem là “lá phổi xanh” nơi cửa biển, góp phần giảm biến đổi khí hậu. |
Xanh ngát rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn được hiểu là hệ sinh thái rừng đặc biệt, thường mọc ở vùng cửa sông, đầm phá, ven biển nơi nước mặn hoặc nước lợ thường xuyên xuất hiện. Các loài cây phổ biến trong rừng ngập mặn như đước, mắm, bần, vẹt... có khả năng chịu mặn tốt, rễ cây đan xen tạo thành hệ thống giữ đất vững chắc.
Rừng ngập mặn có vai trò như một “tường thành xanh” giúp giảm sóng, chắn gió, hạn chế xói mòn, sạt lở bờ biển, giảm thiểu thiệt hại do bão và thủy triều dâng. Hấp thụ khí CO₂ nhiều gấp 3-5 lần rừng trên cạn, giúp giảm hiệu ứng nhà kính và điều hòa khí hậu toàn cầu.
Nhận rõ vai trò của việc trồng và phát triển rừng ngập mặn, ngày 30/10/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định phê duyệt Dự án trồng, phục hồi rừng ven biển huyện Hậu Lộc, Quảng Xương. Đây là Dự án có dự toán đầu tư 93 tỷ đồng, trồng rừng ngập mặn giảm sóng, ổn định bãi, bảo vệ tuyến đê biển, đê cửa sông huyện Hậu Lộc với tổng diện tích 228 ha trên đất quy hoạch rừng phòng hộ; loài cây trồng Bần chua.
![]() |
Rừng ngập mặn xanh mướt trải dài hàng trăm ha là nỗ lực hết mình trong công tác bảo vệ rừng của chính quyền và người dân Hậu Lộc |
Hiện nay, khi về thăm rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc, đi dọc tuyến đê biển, đập vào mắt chúng tôi là một màu xanh trải dài, xanh mướt. Để có được màu xanh đó, chính quyền và người dân Hậu Lộc đã nỗ lực hết mình trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn đi đôi với việc thu gom, xử lý rác thải ven biển. Ngoài ra, công tác tuyên truyền đến từng người dân được chú trọng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ven biển…
Là người dân vốn sinh sống lâu năm nơi vùng biển này, chia sẻ với phóng viên, ông Lê Văn Đạt, xã Đa Lộc, cho rằng: “Huyện Hậu Lộc được xem là nơi thường xuyên hứng chịu sự ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa, nhờ có hệ thống rừng ngập mặn nên đã giảm những tác động của các cơn sóng giữ sạt lở bờ biển. Mỗi khi tàu thuyền neo đậu trong bờ, lại thêm an tâm, không những vậy rừng ngập mặn còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên xanh – sạch – đẹp”.
![]() |
Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng ngặp mặn được chú trọng thực hiện |
Nơi sinh kế của người dân
Hậu Lộc có chiều dài ven biển 12,4 km thuận lợi phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và hậu cần nghề cá. Với 411,02 ha diện tích rừng phòng hộ ven biển Hậu Lộc đã được trồng phủ kín; trong đó: xã Đa Lộc 315,93 ha; xã Minh Lộc 16,66 ha; xã Hải Lộc 78,43 ha.
Với diện tích vài trăm ha đang sinh trưởng tốt, rừng ngập mặn Hậu Lộc là nơi sinh sống, đẻ trứng và nuôi dưỡng của nhiều loài thủy sinh như cá, tôm, cua, chim nước... Trên thực tế, hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú và quan trọng với chuỗi thức ăn của động vật biển. Đây được xem là nguồn lợi giúp người dân có thể khai thác thủy sản tự nhiên, nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng phát triển du lịch sinh thái, từ đó nâng cao thu nhập.
Ngay từ tờ mờ sáng, khi con nước rút người dân nơi đây đã í ới nhau ra rừng ngập mặn để săn bắt hải sản. Bà Bùi Thị Liên, trú tại xã Ngư Lộc hồ hởi: “Thời điểm gần hè, nước biển thường rút xuống vào sáng sớm, đây là lúc thuận lợi để chúng tôi vào rừng ngập mặn để bắt cua, tôm, sò, ốc… Chịu khó tầm 2-3 tiếng, nếu bắt được nhiều hải sản sẽ mang lại thu nhập từ 200 đến 300 nghìn đồng. Nhờ có rừng ngập mặn, người dân quê biển cũng dễ dàng kiếm tiền, mà mùa mưa lũ thì bớt nỗi lo sóng biển dâng.
![]() |
Người dân vùng biển Hậu Lộc dựa vào rừng ngập mặn để tạo kế sinh nhai |
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: Rừng ngập mặn ven biển ở Đa Lộc đã có từ lâu. Sau đó được đầu tư trồng mở rộng diện tích và tập trung phát triển hệ thống rừng. Tính đến nay, xã Đa Lộc có hơn 300 ha rừng ngập mặn có vai trò bảo vệ hệ thống đê biển, giảm những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có bão, lũ hàng năm, ổn định đời sống của người dân trong đê.
“Để giữ gìn rừng ngập mặn, UBND xã thường xuyên tuyên truyền đến người dân trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng ven biển, thường xuyên phát động phong trào ra quân dọn rác thải nhằm bảo vệ môi trường. Kết hợp phát triển các mô hình phát triển kinh tế với rừng ngập mặn, từ đó tăng thu nhập cho người dân”. Ông Trung đánh giá thêm.
Các tin khác

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Chống bụi mịn, tìm lại bầu trời xanh

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Thấp thỏm, lo âu trước sạt lở ở vùng ĐBSCL

Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản

Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải ra môi trường

Cần Thơ: Tổng kết Dự án “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh”

Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới: Năng động, tiêu biểu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải

Hậu Giang: Tạo nền tảng cho vùng lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Thanh Hóa: Chưa xem xét khai thác khoáng sản tại nhà máy chế biến gỗ Lee & Carol

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái và bảo tồn Sếu đầu đỏ

Những sứ giả Sếu đầu đỏ được đưa về vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

Đồng Tháp với mục tiêu phục hồi và phát triển Sếu đầu đỏ

Trò chuyện cùng những “bảo mẫu” ở Trại rắn lớn nhất miền Tây

Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Sự cần thiết để đảm bảo môi trường sống cho tương lai

Fleet Space Technologies tìm khoáng sản cho tương lai năng lượng sạch

Dùng cát biển đã được rửa sạch để làm đường cao tốc – Tại sao không ?

Hà Nội xây dựng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe buýt điện đạt 100% vào năm 2035
Nổi bật

Bác sĩ Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Mỹ

Phú Thọ: Bắt giữ 2 đối tượng khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn).

Chuỗi các sự kiện trong Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển 2025 tại Khánh Hoà

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực Nông nghiệp, Môi trường

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
