Trung Hòa (Chương Mỹ): Hãi hùng cơ sở chế biến thực phẩm đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
Gà chết thâm đen, bốc mùi đang được pha lóc, chế biến tại cơ sở
Thời gian gần đây, Tòa soạn Sức khỏe và Môi trường nhận được phản ánh của người dân thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội về việc hộ kinh doanh gà và sản xuất mỡ, tóp mỡ hoạt động không đảm bảo VSATTP và gây ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý, hộ kinh doanh này nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc đã nhiều năm qua.
Nhận được phản ánh trên, phóng viên (PV) trực tiếp xuống cơ sở chế biến thực phẩm bà Trần Thị Thắm để tìm hiểu sự việc. Trong vai người có nhu cầu bán các loại “gà chết” tại các trang trại đang quản lý, PV đã thâm nhập vào bên trong cơ sở. Thật kinh ngạc, khi chứng kiến cảnh tượng hãi hùng trong khu sản xuất bốc lên mùi hôi thối, khó chịu. Theo ghi nhận của PV, khu chế biến rộng khoảng 300 -400 m2, có 4 công nhân đang làm việc tại các khu: quay lông gà, khu pha lóc, khu sơ chế , khu nấu mỡ… Điều đập ngay vào mắt PV là khu nhà xưởng nhơ nhớp, cáu bẩn, nước lẫn máu gà chảy lênh láng khắp nơi. Đặt biệt hàng loạt “gà chết” đã được làm sạch lông vứt la liệt trên sàn bếp bốc mùi hôi thối được một người phụ nữ trung tuổi đang ngồi lọc bỏ các phân đoạn của con gà ra thành từng phần khác nhau để sơ chế. Trong quá trình đi tham quan theo lời giới thệu của chủ cơ sở, PV đề cập đến việc có số lượng lớn “gà chết” cần cung cấp thì giá cả thế nào? Bà Trần Thị Thắm niềm nở cho biết: “Gà chết tôi mua từ trước tới nay ở các trang trại trên Hòa Bình là khoảng 2.000đ - 2.500đ/1kg. Nếu bên chị cung cấp với số lượng lớn thì tôi lấy giá 3.000đ/kg. Còn lợn chết phải hơn 20 kg trở lên tôi mới mua và mua theo con. Nhà tôi làm ở đây bao nhiêu năm rồi nên yên tâm”. Cũng theo lời Bà Thắm: “Trước đây, Bà chuyên sản xuất mỡ lợn, sau thị trường thay đổi bà quay sang thu mua “gà chết” ở các trang trại. Con trai bà là người chuyên đi vận chuyển gà từ các trang trại ở Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang... cứ nơi đâu có gà chết do bệnh hay ngạt khí…, người ta gọi là bà cho con trai đi lấy. Vừa rồi, mùng 6 tết, cháy trại gà nhà Hà Lê ở gần sân Golf, Hòa Bình, bà mua được 3 tấn “gà chết” chở về đây để chế biến. Khi PV đề cập đến lượng “gà chết” đó mua về để làm gì thì bà Thắm cho biết: “Xương tôi lọc ra bán cho công ty CP làm thức ăn chăn nuôi, còn thịt lọc ra bán cho các cơ sở khác, con nào không bán được thì cho vào nấu thành mỡ rồi có người đến lấy. Mỗi lần lấy cũng được khoảng 4- 6 tấn mỡ. Ngày trước, mỗi lần tôi bán 10 tấn mỡ. Giờ thì ít hơn rồi! Cũng trong quá trình quan sát, PV ghi nhận tại thời điểm 14h ngày 16/03/2022 có khoảng 2 tạ “gà chết” đang được pha lóc ra những thành phẩm khác nhau. Đi sâu vào khu chế biến bên trong là 3 phi mỡ có trọng lượng tương đối lớn đang được nấu sôi bởi những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, phía bên trên thùng mỡ nổi lên lèo phèo các phần váng đã được ép hết mỡ, đen kịt, không có nắp đậy. Dụng cụ nấu mỡ thì đóng cặn, bẩn thỉu mất vệ sinh. Điều đáng nói là cơ sở này không có hệ thống thu gom nước thải, không có bể lắng đọng mà thải trực tiếp ra ao cá.
Máu gà chảy tràn ra sàn không có hệ thống thu gom riêng
Liên quan đến việc cơ sở chế biến thực phẩm bẩn trong khu dân cư, một người dân thôn Chi Nê cho biết: “Cơ sở này hoạt động lâu rồi, có mấy thế hệ làm thịt gà, tóp mỡ trong gia đình. Họ lấy “gà và lợn chết” ở khắp nơi chở về, chúng tôi không bao giờ sử dụng sản phẩm này, nhìn mất vệ sinh lắm. Họ còn không đầu tư hệ thống thu gom nước thải mà thải trực tiếp xuống ao. Mỗi lần mưa xuống, nước bốc lên mùi tanh rất khó chịu. Chúng tôi e sau này sẽ ảnh hưởng chung đến nguồn nước sinh hoạt của các gia đình xung quanh.”
Liên quan đến trách nhiệm quản lý của địa phương, chiều ngày 24/3/2022, PV có buổi làm việc với lãnh đạo xã Trung Hòa. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Giang - Phó Chủ tịch xã cho biết: “Trước tiên chúng tôi xin được cám ơn cơ quan báo chí đã thông tin về cơ sở sản xuất bà Trần Thị Thắm, cơ sở này có đầy đủ giấy tờ, đăng ký sản xuất kinh doanh từ năm 2013, xã cũng thường xuyên xuống tuyên truyền, kiểm tra. Tuy nhiên chưa phát hiện thấy có vấn đề gì, họ cũng chấp hành đầy đủ các quy định đề ra”. Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ pháp lý của hộ bà Thắm thì được ông Giang cung cấp cho: giấy đăng ký kinh doanh, giấy tập huấn ATTP và hợp đồng nguyên tắc bán gà của một công ty cho hộ bà Thắm. Còn lại các giấy tờ như: giấy xác nhận đủ điều kiện VSATTP, cam kết bảo vệ môi trường, hợp đồng, hóa đơn, cung ứng gà và mỡ ra thị trường thì không hề có.
Khu nấu mỡ bẩn thỉu mất vệ sinh vẫn đang hoạt động
Từ thực tế ghi nhận có thể thấy rằng, việc cơ sở sở kinh doanh thực phẩm của Bà Thắm vi phạm quy định về ATTP và VSMT đã quá rõ ràng. Vậy nhưng chính quyền sở tại lại khẳng định cơ sở đầy đủ giấy tờ và chấp hành đúng các quy định? Qua đây dư luận có quyền đặt câu hỏi. Mỗi lần kiểm tra, không biết ông Giang - Phó chủ tịch xã căn cứ vào đâu để khẳng định cơ sở chấp hành đầy đủ các quy định. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, chế biến thực phẩm thực hiện thế nào, có lẽ lãnh đạo địa phương này cũng không hề hay biết. Cơ sở sản xuất của nhà bà Thắm tồn tại hàng chục năm qua, mất VSATTP như vậy không có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Thùng mỡ “đen ngòm’ được nấu bởi những con “gà chết, lợn chết” lâu ngày.
Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn và bảo vệ môi trường trong khu dân cư, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của UBND huyện Chương Mỹ và các ban ngành liên quan để chấn chỉnh, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn của hộ bà Trần Thị Thắm tại thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, Chương Mỹ. Đồng thời làm rõ vai trò quản lý nhà nước của chính quyền xã Trung Hòa trong việc để tồn tại cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn nhiều năm qua..
Tòa soạn Sức khỏe và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Bà Lê Thị Thắm- chủ hộ đang biện minh cho các hoạt động của mình
Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: 1. Những người thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: “a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”. |
Nhóm PV
Các tin khác

Kỳ 2: Thông tin của bệnh nhân bị “đánh cắp” từ kho lưu trữ hồ sơ bệnh án như thế nào?

Làm rõ dư luận “nghi vấn bác sỹ đặt thủy tinh thể nhân tạo không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân ở Cần Thơ”

Vĩnh Phúc: Rủi ro từ những dịch vụ thẩm mỹ

Trẻ hóa Nano Fiber - Dẫn đầu xu hướng xóa nhăn hiệu quả bền vững tại Việt Nam

Phòng khám đa khoa Tâm Đức: Địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy

Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể

Phẫu thuật nội soi bóc khối u nang buồng trứng xoắn và bảo tồn thành công buồng trứng cho bệnh nhân

Cứu sống trẻ 4 tháng tuổi bị chảy máu não do hội chứng rung lắc

Quảng Ninh: Tiếp tục tập trung giám sát và kiểm soát tốt dịch bệnh trong tình hình mới
Đọc nhiều

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú

Hội làng Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội: Nơi lưu giữ văn hóa làng xã
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Tỷ lệ thành công trong điều trị lao tại Việt Nam đạt trên 90%

Bệnh viện Quân y 121 đưa Trung tâm lọc máu hiện đại vào hoạt động

7 bệnh nhân được ghép tạng từ mô hiến tặng của một người chết não

AI có thể dự đoán nguy cơ tái phát ung thư gan chính xác tới hơn 82%

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Y sĩ Trần Vi Lượng - Vị lương y của buôn làng K’Ho

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh

Phẫu thuật thành công ca vỡ xương bả vai và đa chấn thương khác
Nổi bật

Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng phát động phong trào 'Bình dân học vụ số' toàn dân

Nuôi trồng thủy sản với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 2: Hà Tiên – trung tâm kinh tế vùng biên

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 1: Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực vùng biên

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
