(SK&MT) - Trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng số 198 thủy vực nằm trong Danh mục các thủy vực tiếp nhận nước thải của các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để thực hiện khảo sát, lập dự án và hỗ trợ thực hiện nạo vét, cải tạo khắc phục ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công còn chưa quan tâm đúng mức vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường, dẫn tới vận chuyển đất, bùn thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư.
(SK&MT) - Các thửa đất nông nghiệp bị đào sâu hàng mét, tạo thành những hồ chứa nước loang lổ khắp những cánh đồng. Hàng trăm héc ta đất nông nghiệp đã bị “xẻ thịt”, khai thác, vận chuyển trái phép, bán cho các lò gạch. Vấn nạn này vẫn đang diễn ra trên địa bàn hai huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận mà chưa thể giải quyết dứt điểm.
Để đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm, thành phố Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án treo về đích theo kế hoạch. Trong đó, dự án xây dựng Khu tái định cư Nam đường TL 420, khu công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 1 (dự án TĐC Hòa Lạc giai đoạn I) được kỳ vọng sẽ sớm hoàn thiện sau nhiều năm bị dừng lại. Tuy nhiên, trong quá trình thi công nhà thầu đã để xảy ra nhiều bất cập, tồn tại khiến người dân vô cùng bức xúc như: Thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường, tập kết chất thải không đúng quy định. Hơn nữa dự án chưa đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng nhà thầu đã ồ ạt thi công gây bức xúc cho người dân.
(SK&MT) - Sau khi tòa soạn Sức khỏe & Môi trường đăng tải bài viết theo chuyên đề: “Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động tận thu khoáng sản từ Dự án nạo vét sông Hoạt” thuộc xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương khắc phục các tồn tại.
(SK&MT) - Về lý thuyết, các dự án đầu tư xây dựng vì mục đích dân sinh, đều phải chấp hành đúng các quy định về an toàn, chất lượng thi công theo Luật đầu tư, tuy nhiên, trên thực tế, tại một số địa phương đang xảy ra tình trạng dự án sử dựng nguồn vốn ngân sách nhà nước bị xuống cấp, dự án đang triển khai thi công không đảm bảo chất lượng, biện pháp thi công không phù hợp, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
(SK&MT) - Mặc dù, Chính phủ và UBND TP. Hà Nội đã có nhiều quy định, quyết định liên quan đến quản lý, quy hoạch, kiến trúc… được phê duyệt nhằm bảo tồn khu phố cổ, nhưng thực tế tồn tại vẫn đang rất báo động. Hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD), có dấu hiệu phá vỡ quy hoạch khu phố cổ, ảnh hưởng cảnh quan môi trường.
(SK&MT) - Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, đất đai, môi trường, khoáng sản trên địa bàn. Thời gian qua UBND tỉnh Hải Dương đã có những chỉ đạo tích cực trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến khai thác khoáng sản không phép, gây ảnh hưởng đến môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái rừng. Một trong những vụ việc được coi là rất “nóng” là vụ việc: Nhà thầu thi công bãi thải xỉ - Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. Lợi dụng việc thi công đã khai thác hàng triệu m3 đất khi chưa được UBND tỉnh Hải Dương cho phép, đặc biệt quá trình thi công còn đốn hạ gần chục ha rừng phòng hộ.
(SK&MT) - Dự án Khu cư xá và vận hành Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn I đã đi vào hoạt động hơn 10 năm qua, song nhiều hộ dân Tổ dân phố Đại Thủy, phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng về đất. Cực chẳng đã họ đành phải sinh sống trong diện tích đất chật hẹp, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
(SK&MT) - Từ hơn 2 năm qua, chính quyền thị trấn Núi Sập phát hiện đương sự cố tình “lươn lẹo” xây dựng công trình trái phép, ảnh hưởng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và môi trường sinh thái trên núi Sập nhưng không thể xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận, Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) mới có chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra…