Ứng dụng thành công kỹ thuật mới nhất trong hỗ trợ sinh sản
Chuyên viên phôi học thực hiện kỹ thuật ICSI - tiêm tinh trùng trực tiếp vào buồng trứng. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Đây là những kỹ thuật mới nhất giúp điều trị thành công nhiều ca khó cũng như tăng tỉ lệ thành công khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản tại các Trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện nay. Các kỹ thuật này được thực hiện cho những trường hợp bố mẹ cùng mang gen Thalassemia, Hemophilia (bệnh máu khó đông), vợ chồng bất thường nhiễm sắc thể, phụ nữ lớn tuổi… Trong đó, Thalassemia (còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của Hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy). Đây là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh này; 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gene bệnh.
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, khoảng 20.000 người bị thể nặng, ước tính mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia. Bệnh phân bố khắp cả nước, phổ biến hơn ở các dân tộc ít người, các tỉnh miền núi, cao nguyên.
Thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cộng đồng. Bệnh với những biểu hiện chính là thiếu máu và thừa sắt, cần phải được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt đời. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở thể nhẹ (hay còn gọi là mang gen) thì người mang gen bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt về mặt lâm sàng. Chỉ những thời điểm khi cơ thể có nhu cầu tăng về máu như phụ nữ mang thai, kinh nguyệt nhiều… mới thấy biểu hiện mệt mỏi, da xanh, nếu làm xét nghiệm sẽ thấy lượng huyết sắc tố giảm. Mặc khác, nếu một người mang gen Thalassemia kết hôn và sinh con với người cùng mang gen Thalassemia thì tỉ lệ di truyền cho con rất cao.
Theo thống kê, các cặp vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia, nếu sinh con bằng phương pháp tự nhiên, thì trẻ có 25% nguy cơ mắc bệnh, 50% nguy cơ mang gen bệnh.
Vợ chồng Nguyễn Thị Minh Nguyệt và anh Nguyễn Văn Luân xúc động kể lại hành trình thực hiện IVF tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Ảnh:VGP/Hiền Minh
Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, lần đầu tiên các bác sĩ đã thực hiện thành công kết hợp kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ và nuôi phôi dài ngày khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho một cặp vợ chồng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh, để chọn lọc phôi hoàn toàn khỏe mạnh, đồng thời chọn được gen HLA – mang tính tương thích giữa trẻ được làm phôi với anh ruột để chữa bệnh cho anh cũng mắc bệnh tan máu bẩm sinh di truyền từ bố mẹ.
ThS.BS Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ, đây là trường hợp hai vợ chồng cùng mang gen Thalassemia ở Bắc Ninh. Kết hôn năm 2007, họ có con đầu lòng vào năm 2014 nhờ thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) nhưng không may trẻ bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Hàng tháng, trẻ phải vào Viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương để truyền máu. Đến tháng 6/2018, hai vợ chồng đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, sau khi được nghe tư vấn, gia đình đã đồng ý thực hiện kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ kết hợp xét nghiệm HLA (tìm sự tương thích giữa phôi xét nghiệm với trẻ đã sinh ra). Rất may mắn, sau kiểm tra thì có một phôi chuyển được. Các bác sĩ đã chuyển phôi dị hợp thành công, sản phụ sinh bé gái vào năm 2019. Khi vừa sinh, nhờ sự tư vấn của bác sĩ, hai vợ chồng đã lấy tế bào gốc từ cuống rốn của con gái để cấy ghép tế bào gốc cho con trai mắc Thalassemia. Sau thời gian cấy ghép đến nay - hơn 6 tháng, bé trai chưa phải truyền máu lần nào như trước đây.
Theo BSCKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, với trường hợp này, Bệnh viện đã áp dụng kỹ thuật nuôi phôi dài ngày (xu hướng nuôi phôi ngày 5) kết hợp với kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGT) trong thụ tinh ống nghiệm. Nghiên cứu cho thấy, từ tỷ lệ làm tổ, tỉ lệ có thai, tỉ lệ thai trên 10 tuần, tỉ lệ em bé chào đời của nuôi phôi ngày 5 so với ngày 2,3 đều cao hơn hẳn. Ngoài ra, chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai. Nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Sàng lọc di truyền tiền làm tổ là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường về mặt di truyền ở các phôi được tạo ra qua quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF – ICSI); từ đó giúp tránh việc chuyển phôi mang các bất thường nhiễm sắc thể nghiêm trọng vào tử cung người mẹ. Kỹ thuật này đã được Bệnh viện thực hiện cho những trường hợp bố mẹ cùng mang gen Thalassemia, Hemophilia (bệnh máu khó đông), vợ chồng bất thường nhiễm sắc thể, phụ nữ lớn tuổi… giúp các cặp vợ chồng sinh con hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Mặt khác, sự thành công của chẩn đoán sàng lọc di truyền tiền làm tổ cũng mở ra hy vọng cho phụ nữ sảy thai nhiều lần, những cặp vợ chồng bị thất bại nhiều lần trong thụ tinh ống nghiệm nhưng không rõ nguyên nhân.
“Kỹ thuật này đã được thực hiện tại một số Trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước, nhưng tùy vào kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 và kỹ thuật sinh thiết phôi để dẫn tới sự thành công như mong đợi. Vì quá trình nuôi phôi không tốt thì rất khó có phôi ngày 5 hoặc sau khi sinh thiết phải đảm bảo phôi vẫn hoàn toàn tốt. Mặt khác, không phải lúc nào cũng tìm được gen tương thích, nếu phôi từ bố mẹ thì sự tương thích sẽ nhiều hơn. Trên thế giới, có những nghiên cứu chỉ tìm được 30% phôi tương thích với của anh chị em trong gia đình”, ThS.BS Lê Thị Thu Hiền chia sẻ.
Sự ra đời của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật IVF cùng nhiều phương pháp hỗ trợ khác đã giúp nhiều trường hợp hiếm muộn tưởng chừng vô vọng, cuối cùng vẫn có được “quả ngọt”. Riêng tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tỷ lệ thành công của các chu kỳ IVF tăng dần theo từng năm, hiện tại là khoảng từ 50-70%. Tiếp nối thành công của Tuần lễ Vàng ươm mầm hạnh phúc, năm nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp tục dành tặng 10 suất thụ tinh ống nghiệm miễn phí (70-100 triệu đồng/ca) cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Danh sách bệnh nhân sẽ được xét duyệt dự kiến công bố và trao quyết định vào ngày 26/7 tới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Bệnh viện triển khai chương trình này. Trong các ca được thụ tinh ống nghiệm miễn phí trong năm đầu tiên, đến nay, nhiều trường hợp đã sinh những bé hoàn toàn khoẻ mạnh.
HIỀN MINH/Báo Chính Phủ Điện tử
Các tin khác

Sinh viên Trường Đại học Y tế Công cộng Pháp (EHESP) đến kiến tập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư khen y, bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ

Sóc Trăng kiểm tra cửa hàng bị tố bán lợn bệnh ra thị trường

Phát hiện cơ chế miễn dịch giúp cơ thể phân biệt thực phẩm với tác nhân gây bệnh

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Hội nghị Quốc tế BioNCiD 2025 - Y học cổ truyền Việt Nam là tâm điểm chú ý

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng với sức khỏe cộng đồng

Sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là tội ác

Tháng 6 và 7/2025: Tổ chức chiến dịch cao điểm phòng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19...
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Vì sao COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

20 trẻ mắc bệnh teo cơ tủy tham gia thử nghiệm lâm sàng liều thuốc 50 tỉ

Israel thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường được UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen

Hội Báo toàn quốc 2025: Tôn vinh thành tựu 100 năm Báo chí cách mạng

Phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận TW tại khai mạc Hội báo Toàn quốc

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
