Vaccine sốt rét đầu tiên được WHO phê duyệt
Vaccine có tên gọi Mosquirix, cho hãng dược GlaxoSmithKline sản xuất, kích hoạt hệ miễn dịch ngăn ngừa Plasmodium falciparum - loại ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất, phổ biến ở châu Phi. Đây cũng là loại vaccine đầu tiên được phát triển cho một bệnh ký sinh trùng, vốn phức tạp hơn nhiều so với bệnh từ virus hoặc vi khuẩn. Việc tìm kiếm loại vaccine an toàn và hiệu quả ngừa sốt rét đã kéo dài hàng trăm năm.
Mosquirix được tiêm ba liều cho trẻ em tuổi 5-17 tháng, liều thứ tư khoảng 18 tháng sau đó. Sau các nghiên cứu lâm sàng, vaccine đã được đưa vào sử dụng ở ba nước Kenya, Malawi và Ghana trong chương trình tiêm chủng đại trà. Các nước đã tiêm 2,3 triệu liều vaccine cho hơn 800.000 trẻ em, nâng tỷ lệ bảo vệ khỏi bệnh sốt rét từ 70% lên hơn 90%.
Động thái của WHO là bước đầu tiên giúp việc phân phối vaccine rộng rãi ở các nước nghèo trở nên dễ dàng hơn. Tiến sĩ Pedro Alonso, Giám đốc Chương trình sốt rét toàn cầu của WHO, gọi đây là sự kiện lịch sử.
Ở thử nghiệm lâm sàng, vaccine hiệu quả 50% chống sốt rét ác tính trong năm đầu tiêm chủng, song tác dụng giảm xuống gần bằng 0 ở năm thứ 4.
Sốt rét ác tính chiếm tới một nửa số ca tử vong vì sốt rét, vì vậy 50% được coi là con số đáng tin cậy và có thể tạo thay đổi, theo Mary Hamel, người đứng đầu chương trình triển khai vaccine sốt rét của WHO.
Nghiên cứu về mô hình dịch tễ thực hiện vào năm ngoái ước tính nếu được triển khai cho các quốc gia có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất, vaccine có thể ngăn ngừa 5,4 triệu ca nhiễm và 23.000 trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.
Thử nghiệm kết hợp vaccine và thuốc phòng ngừa trong mùa dịch cao điểm cho thấy hiệu quả vượt trội ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong.
Ký sinh trùng sốt rét từ muỗi vô cùng khó lường, bởi nó có thể lây nhiễm cho một người nhiều lần. Ở nhiều vùng châu Phi cận Sahara, trẻ em mắc trung bình 6 đợt sốt rét mỗi năm, dù hầu hết người dân dùng màn tẩm thuốc diệt côn trùng.
Ngay cả khi bệnh không gây tử vong, các lần tái nhiễm có thể khiến hệ miễn dịch của các em thay đổi vĩnh viễn, trở nên yếu ớt và dễ bị tác động bởi các mầm bệnh khác.
Có rất nhiều ứng viên ngừa sốt rét được nghiên cứu song chưa qua thử nghiệm lâm sàng. Màn ngủ, biện pháp phổ biến nhất, chỉ giảm khoảng 20% số ca tử vong vì sốt rét ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trong bối cảnh đó, một số chuyên gia cho biết vaccine mới, dù hiệu quả khiêm tốn, là bước đột phá chống lại căn bệnh này trong nhiều thập kỷ. Ashley Birkett, người đứng đầu chương trình sốt rét tại tổ chức Chương trình Công nghệ Phù hợp với Y tế (PATH), cho biết: "Tiến trình chống bệnh sốt rét đã thực sự bị đình trệ trong 5, 6 năm qua, đặc biệt ở một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất".
Đức. L
Các tin khác

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc

"Nín thở" chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa

Liều vaccine Pfizer thứ ba bảo vệ người dùng 9-10 tháng

Tại sao các tỷ phú thế giới vung tiền cho đền bù carbon?

Trung Quốc: Đợt dịch mới lan ra 19/31 tỉnh
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Từ làng quê thuần nông đến diện mạo nông thôn mới khởi sắc

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
