Việt Nam luôn trong tình trạng sẵn sàng chống đại dịch COVID-19
Với việc chuẩn bị trước các kịch bản để sẵn sàng ứng phó với các cấp độ dịch, kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của truyền thông quốc tế cũng như đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; qua đó khẳng định sự vào cuộc đồng bộ nhằm ứng phó kịp thời, linh hoạt của Việt Nam trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Một người nước ngoài thể hiện niềm vui khi được nhân viên y tế lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19 cho mình tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Ứng phó kịp thời, linh hoạt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát, Đảng và Nhà nước đã sớm kích hoạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trải qua nhiều đợt chống dịch với quy mô và tính chất khá nhau, tính đến trước ngày 22/7, Việt Nam đã trải qua gần 100 ngày không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.
Trước tình hình ghi nhận hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn trường hợp mắc mới, trong khi đó trường hợp tử vong không có dấu hiệu dừng lại mỗi ngày trên thế giới, các chuyên gia Y tế trong nước đã sớm nâng cao mức cảnh báo về nguy cơ lây lan dịch bệnh luôn rình rập trên phạm vi rộng.
Trong gần 100 ngày đó, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm trong cộng đồng trên tinh thần “bao đê cho chặt”, luôn trong tâm thế cảnh giác, theo dõi chặt chẽ dịch bệnh. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan trước dịch COVID-19”, “đảm bảo năng lực cho hệ thống y tế, công an, quân đội ở các địa phương với phương chân “hỏi đâu có đó”, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực vào cuộc nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 21/5, trước những lời chúc mừng Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh của các tổ chức quốc tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: “Hiện Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh ở trong nước nhưng chưa chiến thắng dịch COVID-19. Cùng với thế giới, cuộc chiến chống dịch COVID-19 vẫn còn dài và Việt Nam luôn trong tình trạng sẵn sàng”.
Cũng vào tháng 5/2020, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (khi đó là Thứ trưởng Bộ Y tế) cho biết, nguyên tắc chống dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu chống dịch là thực hiện 5 nguyên tắc, phương châm 4 tại chỗ. Việt Nam tiếp tục triển khai biện pháp giám sát với các nhóm đánh giá có yếu tố dịch tễ học, có nguy cơ; lấy mẫu xét nghiệm với người có triệu chứng mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế; xét nghiệm cộng đồng với các nhóm đối tượng khác; ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm từ bên ngoài bằng cách yêu cầu cách ly 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường năng lực ứng phó với dịch bệnh của đội ngũ cán bộ y tế trong vấn đề chăm sóc, điều trị tại tất cả các tuyến; tăng cường năng lực sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị, máy thở, kít chẩn đoán… Với hàng loạt các biện pháp được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương, có thể nói rằng, Việt Nam chưa khi nào lơi lỏng công tác phòng, chống dịch bệnh.
Việc xuất hiện hàng loạt ca bệnh COVID-19 tại ổ dịch Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 23/7, sau đó lan sang các địa phương khác trên cả nước, đã chuyển tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam bước sang giai đoạn mới “khó khăn hơn, phức tạp hơn cả về quy mô và tính chất” bởi đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, với sự chủ động ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh, đến nay, Việt Nam cơ bản kiểm soát các ổ dịch lớn tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương…
Đánh giá về đợt chống dịch lần này của Việt Nam, Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam kiểm soát được dịch nhờ 3 yếu tố chính. Đầu tiên phải kể đến việc kích hoạt sớm hệ thống đáp ứng. Sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Việt Nam đã nhanh chóng kích hoạt các hệ thống đáp ứng nhanh trên toàn quốc, trong đó tập trung phát hiện và cách ly kịp thời các ca nghi mắc COVID-19. Cùng với năng lực hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, Chính phủ nhanh chóng cử các nhóm chuyên gia trung ương trong lĩnh vực điều tra dịch bệnh, quản lý lâm sàng và xét nghiệm đến hỗ trợ các địa phương.
Bên cạnh đó, đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam tiếp tục thực hiện chia sẻ thông tin minh bạch và truyền thông thông điệp rõ ràng về nguy cơ dịch bệnh. Việc người dân đã tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của các cơ sở y tế về phòng ngừa lây nhiễm; góp phần quan trọng kiểm soát và chặn đứng đà lây của virus SARS-CoV-2. Cùng với đó, sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ đến các địa phương với những cam kết cấp cao được thể hiện rõ ràng ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện. Người dân tích cực tham gia và ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như người thân. Sự thành công trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 tại Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực tập thể này.
Đồng quan điểm, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Bolivariana Venezuela tại Việt Nam Tatiana Josefina Pugh Moreno đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dựa trên nguyên tắc trách nhiệm tập thể và bảo vệ mạng sống con người.
Bà Tatiana Josefina Pugh Moreno khẳng định, “cách thức” chống lại đại dịch COVID-19 của Việt Nam là kinh nghiệm cho các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh sự vào cuộc tích cực, tuân thủ các khuyến cáo của người dân, Chính phủ việt Nam nỗ lực phát triển khoa học và công nghệ như triển khai phương án xét nghiệm Realtime-PCR; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh; chú trọng nghiên cứu vaccine tại Việt Nam… và song song với đó là duy trì các hoạt động kinh tế.
Việt Nam có thể xử lý tốt dịch bệnh
Đo thân nhiệt và lấy thông tin của công dân được tiếp nhận cách ly tại Trung đoàn 814, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình, thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Truyền thông quốc tế đã có những bài viết đánh giá cao những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện ngay sau khi xuất hiện trở lại các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng; đồng thời bày tỏ tin tưởng Việt Nam có thể kiểm soát được tình hình nhờ kinh nghiệm và những trang thiết bị sẵn có. Ngày 28/7, chỉ 6 ngày sau khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm mới tại Đà Nẵng, hãng tin Bloomberg đăng bài viết khen ngợi Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai kế hoạch giãn cách xã hội và ban hành trở lại các biện pháp phòng dịch, sau khi phát hiện các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở thành phố Đà Nẵng.
Trước đó, vào ngày 27/7, trang mạng The Diplomat nhận định có nhiều yếu tố cho thấy Việt Nam có thể kiểm soát được tình hình do Việt Nam có nhiều kinh nghiệm phòng chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm, không chỉ riêng dịch COVID-19. Nhờ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan ngay từ sớm, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát thành công hai đợt bùng phát dịch COVID-19 trước đó vào tháng 1 và tháng 3/2020, thể hiện bằng số ca bệnh thấp hơn nhiều so với những quốc gia lân cận và không có trường hợp tử vong. Đây được cho là cơ sở để quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam có thể xử lý tốt dịch bệnh.
Bên cạnh đó, The Diplomat nhấn mạnh yếu tố kinh nghiệm chống đại dịch của Việt Nam trong suốt nửa năm qua kết hợp với việc sở hữu thêm nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến hơn - yếu tố cần thiết để đối phó với nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm mới. Trang thiết bị tốt hơn cũng được cho là sẽ giúp ích cho Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng - một yếu tố chính từng giúp Việt Nam chiến thắng COVID-19 thời gian trước.
Tờ Japan Times số ra ngày 26/7 đã đăng tải bài phân tích của tác giả Kishore Mahbubani, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore đánh giá cao thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tác giả Kishore Mahbubani cho rằng, các khoản đầu tư sáng suốt của Việt Nam cho lĩnh vực y tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công đó.
Xác định “cuộc chiến còn lâu dài”, Việt Nam tiếp tục “bao đê thật chặt” bằng việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới. Chúng ta quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh nhưng không chủ quan, không lơ là, luôn sẵn sàng ở tư thế chủ động để đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng cho người dân; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống người dân. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò “mỗi người dân là một chiến sỹ”, Việt Nam quyết không chùn bước trong cuộc chiến cam go này.
Các tin khác

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lớn, nhất là người có bệnh nền

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bách khoa Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
