Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng và biện pháp phòng ngừa
Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, Mouth Disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp gây ra các vết phồng rộp ở miệng, cổ họng, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực nhiều trẻ em như nhà giữ trẻ, trường học…
Liên tiếp hai tuần gần đây, số ca mắc tay chân miệng tăng vọt. Hiện CDC ghi nhận có khoảng 60-70 ca mắc tay chân miệng mỗi tuần. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã có 5 ổ dịch tay chân miệng.
Hiện nay bệnh tay chân miệng ở trẻ vẫn chưa có vaccine phòng. Do đó, phụ huynh cần phải chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa tay chân miệng để ngăn ngừa trẻ mắc bệnh này, bảo vệ sức khỏe của trẻ an toàn, khỏe mạnh.
Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
Nên rửa tay đúng cách thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh |
Vệ sinh không gian vui chơi của trẻ
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng để hạn chế vi khuẩn tấn công trẻ.
Đồ chơi ẩn chứa vi khuẩn và virus gây bệnh cho bé nếu không được vệ sinh |
Giữ khoảng cách
Hạn chế tiếp xúc gần với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng. Bên cạnh đó, tránh chia sẻ đồ chơi, đồ ăn, và các vật dụng cá nhân với người khác.
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Trẻ em phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được chăm sóc đúng cách, bao gồm nghỉ ngơi đủ, uống nước nhiều, và ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.