Châu Âu trải qua mùa hè nắng nóng kỷ lục trong hai thập kỷ
Trong tháng 7 này, liên tiếp các vụ hỏa hoạn, cháy rừng do nắng nóng đã được báo cáo tại Pháp, nước Anh cũng ghi nhận nhiệt độ lên tới hơn 40 °C. Làn sóng nhiệt này đã tác động mạnh đến nhiều nước châu Âu. Hôm 19/7, LHQ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo "thức tỉnh" trước những đợt nắng nóng như hiện nay mà châu Âu đang trải qua, dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu ít nhất là cho đến những năm 2060.
Petteri Taalas, Tổng Thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khẳng định rằng sự kiện này sẽ nâng cao nhận thức của nhiều chính phủ và có tác động đến hành vi bỏ phiếu ở các nước dân chủ.
Người đứng đầu dịch vụ khí hậu ứng dụng của WMO, Robert Stefanski, cho biết: "Mối quan tâm của chúng tôi là thời gian giữa các kỷ lục này đang bị giảm xuống". Trong tuần này, Bồ Đào Nha đã đạt kỷ lục nhiệt độ cao nhất châu Âu là 48,8 °C được thiết lập vào năm ngoái tại Sicily.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhân cơ hội này khuyến cáo tất cả những người làm việc ngoài trời thích nghi với quần áo của họ trong các đợt nắng nóng. Giám đốc Môi trường và Y tế của WHO Maria Neira từ London cho biết: “Nếu chúng ta thấy xu hướng gia tăng của các đợt nắng nóng này, quy tắc ăn mặc của chúng ta nên được điều chỉnh cho phù hợp”.
Các nhà khoa học cho biết tình trạng nắng nóng khắc nghiệt kéo dài trong năm nay nằm trong xu hướng biến đổi thời tiết trên toàn cầu. Tuy nhiên, các đợt nắng nóng ở châu Âu dường như đang gia tăng về tần suất và cường độ với tốc độ nhanh hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới, bao gồm miền Tây nước Mỹ.
Ngoài hiện tượng Trái đất ấm lên, với nhiệt độ trung bình cao hơn khoảng 1,1 độ C so với vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học chỉ ra một số yếu tố liên quan đến dòng lưu thông của khí quyển và đại dương khiến châu Âu trở thành điểm nóng sóng nhiệt.
Nguyên nhân một phần tình trạng nắng nóng như “địa ngục” tại Anh và xứ Wales ghi nhận trong ngày 18/7 được cho là do một vùng áp suất khí quyển thấp quẩn quanh ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha trong nhiều ngày.
Vùng áp suất thấp thường có khuynh hướng hút không khí về phía mình. Trong trường hợp này, vùng áp suất thấp liên tục hút không khí từ Bắc Phi vào châu Âu. Tiến sĩ Kai Kornhuber, nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia, cho biết: “Hiện tượng này đang bơm không khí nóng lên phía bắc".
Trong một nghiên cứu xuất bản vào tháng này, Tiến sĩ Kornhuber phát hiện trong 40 năm qua, sóng nhiệt ở châu Âu gia tăng về tần suất và cường độ. Xu hướng gia tăng này có liên quan đến những thay đổi trong dòng khí.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra nhiều đợt sóng nhiệt ở châu Âu xảy ra khi dòng khí bị chia đôi, để lại một khoảng gió yếu và không khí áp suất cao giữa hai luồng khí bị tách ra, dẫn đến sự tích tụ nhiệt cực cao.
Tiến sĩ Efi Rousi, nhà khoa học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Khí hậu Potsdam ở Đức đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích hiện tượng luồng khí kép trên đã góp phần tạo ra làn sóng nhiệt hiện tại ở châu Âu. Hiện tượng này cũng khiến thời tiết châu Âu ít gió, tạo điều kiện cho nắng nóng kéo dài hơn.
Ngoài ra, Tiến sĩ Kornhuber cho rằng hiện tượng ấm lên ở Bắc Cực, diễn ra nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, có thể đóng vai trò khiến nắng nóng tại châu Âu dày đặc và dai dẳng hơn. Khi Bắc Cực ấm lên với tốc độ nhanh hơn, chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực này và đường xích đạo giảm xuống. Điều đó dẫn đến giảm gió mùa Hè – vốn dĩ đóng vai trò làm cho các hệ thống thời tiết ổn định.
Không chỉ vậy, thay đổi của một trong những dòng hải lưu lớn trên thế giới, là dòng chảy ngược kinh tuyến Đại Tây Dương, cũng ảnh hưởng đến khí hậu của châu Âu. Dựa trên nghiên cứu mô phỏng máy tính, Tiến sĩ Rousi chỉ ra sự suy yếu của dòng hải lưu khi thế giới ấm lên sẽ gây ra những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển, dẫn đến một mùa Hè khô hạn hơn ở châu Âu.
Chú thích ảnh: Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt cháy rừng ở Alvendre, gần Guarda, Bồ Đào Nha, vào ngày 18-7.
THỜI ẢNH
Các tin khác

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26

Hạn hán ở châu Âu tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ

Sử dụng than toàn cầu gia tăng làm giảm tốc độ chuyển đổi năng lượng

Hạn hán đe dọa tê liệt giao thông đường thủy châu Âu

Các bãi rác trên thế giới thải ra lượng khí mêtan khổng lồ

Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Nắng nóng gia tăng liên tục tại Ấn Độ
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Lãnh đạo Liên Hợp Quốc, các quốc gia, các đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc ghi nhận hàng trăm vụ cháy liên quan pin xe máy điện

COP29: 300 tỷ USD một năm chi cho biến đổi khí hậu là quá ít

COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính

EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane tại COP29

Hội nghị trù bị COP29: Tăng hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu khí hậu toàn cầu

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Khai mạc Phiên cấp cao Hội nghị COP16- Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo

Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tại châu Phi, WHO có thể công bố tình trạng khẩn cấp

WHO: Số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp

UNESCO cảnh báo tình trạng bạo lực nhằm vào các nhà báo môi trường
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
