Cứu sống bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt cỏ tại Khánh Hòa
Tại đây, bệnh nhi T. được cấp cứu và súc rửa dạ dày, sau đó bệnh nhi được chuyển đến đơn vị ICU khoa Nhi - BVĐK tỉnh Khánh Hòa. Qua thăm khám, tình trạng lâm sàng tiến triển nặng hơn, nồng độ Oxy trong máu giảm nhanh, môi và các đầu chi tím tái. Kiểm tra thuốc diệt cỏ đã dùng có tên CANTANIN, với hoạt chất là Butachlo và Propamil. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã chản đoán xác đinh METHEMOGLOBIN do ngộ độc thuốc diệt cỏ, tiên lượng tử vong cao. Theo phác đồ điều trị, thuốc giải độc cho hoạt chất này là Xanh methylene truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên trên thị trường không có chế phẩm dùng đường tĩnh mạch. Do đó các bác sĩ đã hội chẩn quyết định thay máu cho bệnh nhi với thể tích máu được thay là 1000ml. Sau khi hoàn thành quá trình thay máu, tình trạng bệnh nhi được cải thiện rõ rệt, bé T. tỉnh táo, hết khó thở, môi, các đầu chi và lòng bàn tay hồng hào trở lại. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi T. hoàn toàn ổn định và được ra viện ngày 16/6/2021,.
Theo khuyến cáo của bác sỹ CK2. Nguyễn Ngọc Huy - Trưởng khoa Nhi (BVĐK tỉnh Khánh Hòa) chia sẻ: Trong một số trường hợp khi trẻ tiếp xúc với số lượng nhiều nitrate như củ dền, nước giếng,.. (nitrate vào đường ruột của trẻ được chuyển hóa thành nitrite là chất oxi hóa mạnh). Thuốc nhuộm thuốc súng, Sulfamid và Dapson, hoạt chất Propanil trong thuốc diệt cỏ, làm sắt hóa trị 2 trong Hemoglobin chuyển thành Sắt hóa trị 3 tạo ra chất Methemoglobin - chất này không có khả năng gắn với Oxy nên hồng cầu chứa Methemoglobin không thể vận chuyển Oxy đi nuôi các mô. Thông thường trong cơ thể có hệ thống men khử Fe3+ thành Fe2+, tức chuyển MetHb thành Hemoglobin bình thường. Tỉ lệ nồng độ MetHb trong hồng cầu dưới 1%. Khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chất Oxit hóa, vượt quá khả năng khử của cơ thể làm thiếu Oxy ở các mô và da trở nên xanh tím. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng hoạt động hô hấp và tuần hoàn dẫn đến tử vong cho trẻ.
Các biện pháp dự phòng cho trẻ khỏi ngộ độc cấp các chất gây MetHb:
Tránh tiếp xúc hoặc sử dụng các loại gây MetHb như đã nêu trên.
Không cho trẻ ăn nhiều củ dền và ca rốt. Tránh sử dụng nước giếng trong sinh hoạt ăn uống. Nên sử dụng nước đã qua xử lý an toàn. Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ như Dapson, Sulfamide, kháng.
X.B