Lại tái xuất não mô cầu nguy hiểm
(Suckhoemoitruong.com.vn) – Sau gần 1 năm vắng bóng, Hà Nội lại ghi nhận ca đầu tiên viêm não mô cầu nguy hiểm. Căn bệnh lây qua đường hô hấp này có thể khiến người bệnh sốc, tử vong nhanh chóng sau 1-2 ngày nhiễm bệnh.
Ca bệnh đầu tiên trong năm mới
Bệnh nhân là nam thanh niên B.H.D (21 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm 10/2 trong tình trạng tiền sốc, tri giác lơ mơ, sốt cao, buồn nôn, bắt đầu xuất hiện ban đỏ hoại tử trên da. Đây là ca đầu tiên được ghi nhận tại miền Bắc trong năm 2014. Trước đó, tháng 5/2013 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhân não mô cầu. Còn đầu năm 2012, Hà Nội và 5 tỉnh phía Bắc đã xảy ra vụ dịch não mô cầu và ghi nhận một bệnh nhi tại Hà Nội tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, 2 ngày trước khi được đưa vào viện, bệnh nhân có ăn tiết canh, sau đó xuất hiện sốt cao, ban đỏ trên da, gia đình vội đưa đến BV vì nghi ngờ liên cầu lợn.
“Khi tiếp nhận bệnh nhân, với những biểu hiện lâm sàng, tri giác lơ mơ, ban xuất huyết hoại tử rải rác trên da, lại có tình trạng viêm màng não, nhiễm trùng trầm trọng, có dấu hiệu tiền sốc, chúng tôi đã đánh giá không phải ban của liên cầu lợn, nghi ngờ não mô cầu và tiến hành cách ly ngay. Đến gần trưa nay (12/2), kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã khẳng định bệnh nhân mắc não mô cầu. Tất cả những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng đã được uống thuốc dự phòng bệnh”, BS Cấp cho biết.
Xác định bệnh nhân mắc não mô cầu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ đã chỉ đạo báo cáo ca bệnh lên Bộ Y tế, báo cáo đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội để tiến hành xử lý, khoanh vùng ổ dịch, bởi não mô cầu là một bệnh có tính chất nguy hiểm, có thể lây qua đường hô hấp.
Hiện, sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua tình trạng nguy hiểm, các nốt ban trên da cũng lặn dần nhưng người bệnh vẫn phải cách ly tuyệt đối.
Tử vong lên đến 70%
PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, não mô cầu là bệnh nguy hiểm lây qua đường hô hấp, nguy hiểm hơn cả cúm, chỉ sau vài tiếng nhiễm bệnh đã có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Vì thế, tỉ lệ tử vong khi nhiễm căn bệnh này rất cao, từ 50-70% tùy từng thể bệnh. Trong mấy năm qua, bệnh não mô cầu là khá hiếm gặp, chỉ phát hiện một vài ổ dịch nhỏ rải rác và đều được khống chế nhờ phát hiện sớm, xử lý tốt ổ dịch.
“Não mô cầu là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp. Bình thường, ở một số người vi khuẩn não mô cầu có thể khu trú vùng hầu họng nhưng không biểu hiện bệnh. Khi có sự thay đổi nào đó có thể bùng phát thành bệnh thì dịch có thể lây lan nhanh chóng qua dịch tiết đường hô hấp và đe dọa tính mạng người bệnh bởi diễn tiến nhanh của bệnh”, BS Cấp cho biết.
Riêng với bệnh nhân này khi vào viện đã biểu hiện rất rõ tình trạng viêm màng não mủ và có thể có nhiễm trùng huyết kèm theo vì các dấu hiệu cho thấy đã ở trạng thái tiền sốc. Nhưng may mắn, được điều trị sớm, kịp thời, bệnh nhân đã qua nguy kịch.
Khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm họng và ở những cơ địa yếu, vi trùng tiếp tục lan vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não và với những trường hợp diễn tiến cấp tính có thể gây tử vong nhanh chóng”.
“Nguy hiểm ở chỗ, rất khó có dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh viêm não mô cầu bởi các triệu chứng của bệnh giống các trường hợp nhiễm vi trùng khác với biểu hiện đau họng, đau mỏi người. Còn khi diễn tiến nặng hơn gây biến chứng viêm não mô cầu thể viêm não mủ thì biểu hiện cũng giống như những ca viêm não mủ bình thường khác, gồm các triệu chứng: sốt, đau đầu, nôn, hôn mê. Còn khi vi khuẩn não mô cầu gây biến chứng nhiễm trùng huyết, người bệnh có biểu hiện xuất hiện ban hoại tử dưới da cũng dễ nhầm với bệnh liên cầu lợn, các bệnh phát ban khác”, TS Cấp cho biết.
TS Kính đánh giá, não mô cầu là bệnh rất hiếm gặp và đang quay trở lại. Vì thế, việc giám sát ổ dịch, xử lý ổ dịch là rất quan trọng để tránh lây lan. Để hòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoái nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần đến viện sớm. Còn tại bệnh viện, cần cách ly bệnh nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh… và với những người tiếp xúc trực tiếp cần dùng thuốc dự phòng. Các loại thuốc dự phòng, liều lượng cũng được hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến cơ sở trong việc phát hiện, điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc bệnh nhân.
Tuy nhiên, với căn bệnh này, để phòng đặc hiệu nhất là tiêm phòng vắc-xin. Người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.
Theo Dantri
![]() |
Liên tục cập nhật những thông tin về Doanh nhân - Doanh nghiệp, các thông tin về kinh tế. |
Các tin khác

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Chế độ chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bệnh nhân mắc hội chứng May thurner hiếm gặp được chữa khỏi

Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Chỉ có 1 đơn thuốc trong 1 lần khám bệnh

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Đề xuất sửa đổi quy định về hoạt động tiêm chủng vaccine
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
