Nguy cơ ung thư do hoá chất có trong thành phần hóa chất diệt cỏ
Báo cáo của một đơn vị thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy trong số 2.310 mẫu nước tiểu lấy từ một nhóm người Mỹ được coi là đại diện cho dân số Hoa Kỳ, 1.885 mẫu có chứa glyphosate. Đây là hoạt chất trong các loại thuốc diệt cỏ được bán trên khắp thế giới, bao gồm cả nhãn hiệu Roundup được sử dụng rộng rãi. Gần 1/3 số người tham gia là trẻ em từ 6 - 18 tuổi.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến hàm lượng cao glyphosate trong chất diệt cỏ trong phân tích mẫu nước tiểu của con người nhiều năm. Nhưng gần đây, CDC chỉ mới bắt đầu kiểm tra mức độ phơi nhiễm của con người với glyphosate ở Mỹ trong bối cảnh nhiều lo ngại và tranh cãi về thuốc trừ sâu trong thực phẩm, nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Lianne Sheppard, Giáo sư tại khoa khoa học sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Đại học Washington (Mỹ) cho biết: "Tôi hy vọng việc nhận ra rằng hầu hết chúng ta có glyphosate trong nước tiểu sẽ khiến nhiều người lo lắng. Nhờ nghiên cứu mới này, chúng tôi biết rằng một phần lớn dân số có chất này trong nước tiểu".
Sheppard - đồng tác giả một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tiếp xúc với glyphosate làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin. Ông cũng là đồng tác giả của một bài báo khoa học năm 2019 đã xem xét 19 nghiên cứu ghi lại glyphosate trong nước tiểu con người.
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2017 bởi các nhà nghiên cứu của Đại học California, Trường Y San Diego (Mỹ), cả số lượng và tỷ lệ lưu hành glyphosate trong nước tiểu người đều tăng đều đặn kể từ những năm 1990 khi công ty Monsanto giới thiệu cây trồng biến đổi gene được thiết kế để phun trực tiếp thuốc diệt cỏ Roundup.
Paul Mills - nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết, vào thời điểm đó "nhu cầu cấp bách" là phải kiểm tra kỹ lưỡng về tác động của glyphosate có trong thực phẩm tới sức khỏe con người. Hơn 200 triệu pound glyphosate được nông dân Mỹ sử dụng hàng năm trên các cánh đồng.
Thuốc diệt cỏ được phun trực tiếp lên cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu nành và cả cây trồng không biến đổi gen như lúa mì và yến mạch như một chất hút ẩm để làm khô cây trồng trước khi thu hoạch. Nhiều nông dân cũng sử dụng nó trên các cánh đồng trước mùa trồng trọt, bao gồm cả người trồng rau bina và sản xuất hạnh nhân. Nó được coi là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trong lịch sử.
Dư lượng glyphosate đã được ghi nhận trong một loạt thực phẩm phổ biến được chế biến từ các loại cây trồng có phun glyphosate, bao gồm cả thức ăn cho trẻ em. Con đường phơi nhiễm chủ yếu của trẻ em là qua đường ăn uống.
Monsanto và Bayer, công ty mua lại Monsanto vào năm 2018 đã khẳng định sản phẩm glyphosate và Roundup là an toàn và dư lượng trong thực phẩm, nước tiểu của con người không phải nguy cơ đối với sức khỏe. Tuyên bố này mâu thuẫn với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một đơn vị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã phân loại glyphosate là chất có thể gây ung thư ở người vào năm 2015.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã đưa ra lập trường ngược lại, phân loại glyphosate là không có khả năng gây ung thư. Nhưng vào tháng 6, một tòa phúc thẩm liên bang đưa ra ý kiến bỏ qua quyết định an toàn của cơ quan này và yêu cầu phải “xem xét thêm” bằng chứng về rủi ro glyphosate.
Phil Landrigan, người đã làm việc nhiều năm tại CDC và EPA và hiện chỉ đạo Chương trình Sức khỏe Cộng đồng Toàn cầu và Công ích tại Trường Cao đẳng Boston (Mỹ) cho biết: "Mọi người ở mọi lứa tuổi nên được quan tâm, nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến trẻ em. Trẻ tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu hơn người lớn vì chúng uống nhiều nước hơn, ăn nhiều thức ăn hơn và hít thở nhiều không khí hơn. Ngoài ra, trẻ có nhiều năm trong cuộc sống tương lai khi chúng có thể phát triển các bệnh có thời gian ủ bệnh lâu như ung thư. Đây là mối quan tâm đặc biệt với thuốc diệt cỏ, glyphosate".
Cynthia Curl - trợ lý giáo sư về sức khỏe môi trường và cộng đồng của Đại học Boise State (Mỹ) cho biết "rõ ràng là có mối liên quan" của việc một tỷ lệ lớn dân số Mỹ tiếp xúc với glyphosate, nhưng cho biết vẫn chưa rõ điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người.
THANH LAM
Các tin khác

Bình Chánh: Một cơ sở sản xuất giấy khiến người dân “than trời”!

14 năm mòn mỏi, người phụ nữ vẫn chưa thể làm chủ mảnh đất đã mua bán hợp pháp

Phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm - Hà Nội): Ngang nhiên xây dựng vượt tầng, phá vỡ quy hoạch tại vùng lõi phố cổ

Thanh Hóa: Gây biến đổi địa hình đất để khai thác khoáng sản trái phép

Sống gần sân bay liệu có hại cho sức khỏe?

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng thực hiện cam kết tại COP26

Bát nháo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Dự án nạo vét hồ Khe Sanh tại Thanh Hóa: Nguy cơ ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên khoáng sản

Ứng dụng công nghệ sẽ hạn chế những bất cập trong việc gom chất thải
Đọc nhiều

“Ngày hội đến trường của bé tại Trường Mầm non Quế Nham

Trường Mầm non Thánh Gióng đón chào năm học mới

Trường tiểu học Đô thị Việt Hưng: Chào mừng năm học mới

Bất thường bé sơ sinh tử vọng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tiêm vaccine viêm gan B

Thăm, tặng quà cho mẹ Việt Nam anh hùng nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Hướng dẫn mới về đối tượng tiêm chủng vaccine bắt buộc

Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030 và Quyết định công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II

Ông Trần Anh Chung giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa

Sửa đổi Luật Đấu giá tài sản: Tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả xử lý tài sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva

Nhiều hoạt động trong Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền – Cần Thơ

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Brazil vượt khoảng cách địa lý, tăng cường đầu tư tại Việt Nam

Mục tiêu “xanh hóa” ngành năng lượng còn nhiều thách thức

Trung thu trọn yêu thương, rinh vé 0 đồng bay Vietjet muôn phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ chào cờ ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ bệnh đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Bác sĩ Trần Nhật Khang – Chuyên gia thẩm mỹ da với kỹ năng và kinh nghiệm xuất sắc

Cảnh báo gia tăng bệnh đau mắt đỏ

Quảng Bình có thêm bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Đội sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đồng giành Giải Nhất cuộc thi game giáo dục quốc tế “It’sOnYou”

Sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm là nhiệm vụ của cộng đồng

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Động lực cho hợp tác KHCN và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam-Hoa Kỳ
Nổi bật

200 bệnh nhân nhi tham gia chương trình “Vui Tết Trung thu sẻ chia yêu thương”

Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030 và Quyết định công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II

Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ bệnh đau mắt đỏ để tăng giá thuốc

Huyện Thanh Trì: Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Ông Trần Anh Chung giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
