Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Vắc-xin Sinopharm tiêm cách nhau 21 ngày hiệu quả 79%
TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh: Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc-xin sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới. Ảnh: Trần Minh
Vắc-xin Sinopharm và 6 loại khác đã được WHO phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp
- PV: Các vắc-xin Covid-19 được WHO phê duyệt cho đến thời điểm hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể Delta?
TS Kidong Park: Hiện nay, có ít nhất 17 vắc-xin đã được triển khai, 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp.
Những vắc-xin này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.
WHO đang giám sát chặt chẽ hiệu quả của các vắc-xin này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc-xin.
Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng Covid-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.
Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc-xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc-xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.
WHO đánh giá cao từng nhân viên, cán bộ đã làm việc hết mình cho chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn chưa từng có trong lịch sử tại Việt Nam
PV: Vậy còn vắc-xin Sinopharm thì sao? Liệu nó có thể bảo vệ người tiêm trước biến thể Delta không?
TS Kidong Park: Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc-xin Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc-xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc-xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.
WHO khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinopharm dựa trên Lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.
Hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào có sẵn khi đến lượt
PV: Hiện đang có những ý kiến cho rằng một số vắc-xin tốt hơn hoặc hiệu quả hơn các loại khác. Xin hỏi ý kiến của WHO cho vấn đề này là gì?
TS Kidong Park: Tất cả các vắc-xin đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia Quốc tế.
Các vắc-xin đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do Covid-19 gây ra.
WHO cũng đang theo dõi chặt chẽ hiệu quả của các vắc-xin này trong thực tế sử dụng, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc-xin; và chúng tôi cũng sẽ cập nhật các khuyến cáo mới nhất liên quan nếu cần thiết.
WHO kết luận rằng lợi ích mà vaccine Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.
- PV: Tại sao chúng ta nên cẩn trọng với biến thể của Delta?
TS Kidong Park: WHO đang giám sát chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới và các đặc điểm của chúng như là khả năng lây nhiễm và mức độ nặng của bệnh, cũng như ảnh hưởng của nó lên việc chẩn đoán và lên vắc-xin.
Biến thể Delta là một biến thể đáng lo ngại mà WHO đang theo dõi và giám sát trên toàn thế giới
Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 chỉ ra rằng biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn và tăng nguy cơ phải nhập viện. Đây là mối lo ngại của chúng tôi. Delta đã xuất hiện tại 135 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nó đã trở thành biến thể chủ đạo ở nhiều quốc gia.
Tin tốt là vắc-xin vẫn đang rất hiệu quả trong việc phòng ngừa mắc bệnh Covid-19 nặng do biến thể Delta gây ra, tuy nhiên hiệu quả trong phòng ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng có vẻ suy giảm.
Vắc-xinsẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới
PV: WHO đánh giá thế nào về việc triển khai tiêm vắc-xin tại Việt Nam? Nó có hiệu quả không? Và chúng ta cần phải làm những gì nữa?
TS Kidong Park: WHO đánh giá cao sự cam kết ở mức cao nhất của Chính Phủ trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.
Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9 năm 2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc chúng ta cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.
Rất nhiều các quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vắc-xin, chứ không chỉ riêng Việt Nam. WHO hiểu rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức và làm việc ngày, đêm để có thể cung cấp đủ vắc-xin cho người dân. Hiện tại đang có thêm vắc-xin được chuyển đến Việt Nam, và đó là một tin vui.
Cần đẩy mạnh các hoạt động tiêm chủng ở tất cả các tỉnh/thành phố, huyện, và xã để đạt được mục tiêu đề ra của chính phủ, cũng như khuyến nghị của WHO.
THANH BÌNH
Các tin khác

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc Spravato và hạt cây có chứa chất ma túy

Mua thuốc trực tuyến an toàn của FPT Long Châu qua VNeID

Thủ tướng yêu cầu phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Việt Nam có vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu

Bộ Y tế cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 900 loại thuốc, vaccine

Truy tìm nguồn gốc CEFIXIM 200 giả

Việt Nam là một trong số ít nước có danh mục thuốc BHYT toàn diện

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân

14 danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xác định mã số hàng hóa
Đọc nhiều

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

Nha Khoa My Auris luôn nỗ lực nâng tầm trải nghiệm nha khoa hiện đại

Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật thành công với kỹ thuật bảo tồn chi thể

Ý nghĩa của nghiên cứu lâm sàng trong việc khẳng định chất lượng sản phẩm

Vì sao COVID-19 gây tổn thương kéo dài trong cơ thể

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

TPHCM: Ngày đầu tiên vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã, phường – Thủ tục nhanh gọn, người dân hài lòng

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh sởi

Bắc Ninh: Bổ nhiệm các Phó giám đốc của 2 Sở

Đề xuất sửa đổi quy định về hoạt động tiêm chủng vaccine

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
