Vi khuẩn đường ruột suy kiệt dẫn đến đe dọa sức khỏe con người
Viện Massachusetts (Anh), giới thiệu về công trình thống kê các vi khuẩn trong ruột người với mục tiêu là nhằm chuẩn bị đối phó với các khủng hoảng y tế trong tương lai, do tình trạng vi khuẩn trong ruột người suy kiệt. Theo nhà khoa học Eric Alm, việc hệ vi khuẩn đường ruột suy kiệt là một trong những nguyên nhân khiến các căn bệnh viêm đường ruột, dị ứng hay suy giảm hệ miễn dịch tăng vọt tại các nước phát triển, nguồn gốc của nhiều dịch bệnh.
Chương trình xây dựng một “thư viện” thế giới về vi khuẩn đường ruột đặc biệt chú ý đến dân cư các nước nghèo, dân cư thuộc các vùng có lối sống truyền thống, như các cộng đồng săn bắt, hái lượm, sống gần thiên nhiên, xa lạ với xã hội công nghiệp hiện đại.
Nguyên tắc của Global Microbiome Conservancy, cơ sở sưu tập các vi khuẩn này, là rõ ràng. Cộng đồng dân cư nơi tìm được một loại vi khuẩn nào thì coi như là chủ nhân. Một công ty muốn khai thác tài nguyên này vào mục tiêu trị liệu chẳng hạn trước hết phải được sự cho phép của cộng đồng.
Những nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy có lẽ chúng ta đã bỏ qua một giải pháp quan trọng và có thể là đầy tiềm năng: dựa vào hàng chục ngàn tỷ lợi khuẩn thân thiện sống trong đường tiêu hóa của con người.
"Con người là một sự pha trộn tinh tế của phần người và phần vi sinh vật" Jeffrey Gordon, giám đốc Trung tâm Khoa học Bộ gien và Sinh học Hệ thống tại Đại học Washington ở St Louis, cho biết, và đội quân đông đảo những đồng minh mà chúng ta không thể thấy được này, giờ đây được cho là đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của chúng ta.
Hệ vi sinh vật đường ruột này quan trọng đến nỗi có những nhà khoa học còn gọi chúng là một cơ quan riêng rẽ trong cơ thể.
Theo học thuyết của Gordon, tình trạng suy dinh dưỡng có thể là hậu quả trực tiếp của việc hệ vi khuẩn đường ruột phát triển mất cân bằng. Và bằng cách điều chỉnh lại sự mất cân bằng đó, chúng ta có thể thúc cho đứa bé tăng trưởng trở lại theo đúng hướng.
Được Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ, Gordon đứng đầu những nghiên cứu tiên phong ở Malawi và Bangladesh để kiểm tra xem lý thuyết này đúng đến đâu. Những kết quả thu được ban đầu rất khả quan.
Một trong những cách này có việc cho các em uống kháng sinh để giảm mức độ ký sinh của những vi khuẩn có hại, và ăn sữa chua lợi khuẩn nhằm cung cấp cho đường ruột những vi khuẩn có ích. Kết quả, theo lời ông, là các em phục hồi nhanh hơn.
Hệ vi khuẩn đường ruột đa dạng thậm chí còn có thể tăng cường sức đề kháng trước chứng nhiễm khuẩn shigella, listeria, và salmonella.
Có một thực là trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể là do hậu quả của việc uống nước ô nhiễm, khiến các em bị lây bệnh, đau yếu. Điều này một phần là do sự cạnh tranh: các vi khuẩn đã cư trú sẵn sẽ khiến cho các mầm bệnh khó mà tìm thấy chỗ trống để phát triển. Một số lượng lớn những vi khuẩn có ích - hay ít nhất là vô hại - còn có thể kích thích hệ miễn dịch, vốn giúp chúng ta đẩy lùi những bệnh truyền nhiễm từ những vi khuẩn có hại. Nếu chế độ ăn uống không đầy đủ làm giảm sự phòng vệ tự nhiên này thì những trẻ em suy dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị mắc vào một vòng luẩn quẩn. Kết quả là các em sẽ suy dinh dưỡng nhiều hơn, dẫn tới những khiếm khuyết về trí não và cơ thể còi cọc.
Sử dụng thuật toán tiên tiến để xác định chất liệu di truyền trong mẫu phân đó, nhóm nghiên cứu đã nhận diện được 24 loại vi khuẩn dường như có liên quan đến sự tăng trưởng khỏe mạnh và so sánh mật độ hiện diện của chúng ở hai nhóm trẻ khác nhau.
Bằng cách tăng mức độ một số vi khuẩn đường ruột ở chuột, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã có thể kích hoạt một cách hiệu quả “lá chắn” miễn dịch ngăn chặn tình trạng này.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hệ sinh vật đường ruột đóng vai trò then chốt đối với cảm xúc và hệ miễn dịch, nhưng nghiên cứu mới mang lại hy vọng rằng việc thay đổi môi trường trong ruột thậm chí có thể làm thay đổi những tình trạng bệnh mà chúng ta dễ mắc phải.
Nếu những phát hiện này cũng đúng với đường ruột của người, thì chúng có thể giúp làm giảm 15% trong số hàng trăm nghìn ca tử vong do nhiễm trùng huyết gây ra mỗi năm.
Đường ruột của mỗi người đều là duy nhất giống như ADN, nhưng dễ thay đổi hơn nhiều. Càng hiểu thêm về đường ruột thì càng thấy rõ rằng mọi thứ của chúng ta sẽ thay đổi khi những vi sinh vật nhỏ bé trong đó thay đổi.
Mỗi người đều có các quần thể kích cỡ khác nhau gồm hàng nghìn tỷ vi sinh vật trong ruột. Tùy vào những quần thể vi sinh vật nào được nuôi dưỡng trong đường ruột mà tất cả mọi thứ từ tiêu hóa đến trí nhớ của chúng ta đều có thể thay đổi, và, theo nghiên cứu mới này, cả phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng cũng vậy.
Linh Đức