Vĩnh Phúc: Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái trong xã hội hiện nay
Ngày nay, vấn đề bình đẳng giới đã và đang được cả thế giới quan tâm. Vai trò, vị thế của phụ nữ đã được khẳng định trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Để phụ nữ được nhìn nhận đúng vai trò, vị thế trong xã hội. Vào năm 2011, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 11 tháng 10 hàng năm làm ngày Quốc tế trẻ em gái. Mục đích của ngày này là nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.
![]() |
Ông Đào Anh Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc cùng lãnh đạo huyện Vĩnh Tường tại Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 |
Trẻ em là gái hay trai đều là tương lai của đất nước
Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay (11/10/2023) với chủ đề: “Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em gái. Đồng thời, kêu gọi sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, từ đó từng bước góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tập trung tuyên truyền, giáo dục vấn đề định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới trong bình đẳng giới; phát huy vai trò, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, vận động người dân thay đổi tư duy, nhận thức và hành động trong vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh; xóa dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong quan niệm của nhiều người dân.
Xã hội ngày càng phát triển, phụ nữ được phép tham gia mọi hoạt động mà nam giới có thể tham gia, không có giới hạn nào ngăn cấm, cản trở phụ nữ phát triển. Hiện nay, Việt Nam ta đang phát triển sánh ngang với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á có sự đóng góp rất lớn của phụ nữ.
Với vai trò của phụ nữ, công tác tuyên truyền của Việt Nam đã triển khai đồng bộ, được phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân và gia đình nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề là gái.
Việt Nam ta vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình tư tưởng cũ “trọng nam khinh nữ”; “con trưởng”; hay “con trai nối dõi”… do đó, việc mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành thách thức với công tác dân số. Trong giai đoạn 2016-2022, tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh đã được khống chế, tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên (112,0 bé trai/100 bé gái, năm 2022).
Tại Vĩnh Phúc, 6 tháng đầu năm 2023, số trẻ em sinh ra là nam 3.720 trẻ, số trẻ nữ là 3.180 trẻ. Tỷ số giới tính khi sinh là 116,98 bé trai/100 bé gái, giảm 1,33 điểm % so với cùng kỳ. Có thể thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang ở mức cao, tác động tiêu cực đến hôn nhân và gia đình, trật tự an toàn xã hội. Bất bình đẳng giới là nguyên nhân căn bản làm gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ngược lại mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng giới và các em gái vị thành niên chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Do vậy, cần tạo điều kiện để các em bước vào giai đoạn trưởng thành một cách an toàn và bình đẳng. Khi các em được trao quyền tự quyết định cuộc sống của mình thì các em sẽ có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng, trở thành nhân tố tích cực tạo ra sự thay đổi trong gia đình, cộng đồng và đất nước. Vì vậy, bảo vệ quyền của các em gái hôm nay là bảo đảm một tương lai công bằng hơn.
Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc đa dạng các hình thức tuyên truyền.
Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay (11/10/2023) với chủ đề: “Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” - Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch, triển khai đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức mới phù hợp, tạo dư luận xã hội ủng hộ và xóa dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong quan niệm của nhiều người dân; tập trung vào vấn đề định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới vì bình đẳng giới.
![]() |
Các khẩu hiệu tuyên truyền ngày Quốc tế trẻ em gái được Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức truyền thông trên khắp các tuyến đường từ thành thị đến nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc |
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng như Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng thông tin giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc; Tạp chí Sức khỏe và Môi trường…. tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ đề và các thông điệp của Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10.
Tổ chức Lễ mít tinh, phát động hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 tại huyện Vĩnh Tường; Tổ chức treo băng zôn, phướn thả tuyên truyền các nội dung thông điệp Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 trên các trục đường chính, ngã ba, ngã tư nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường; Tổ chức tuyên truyền lưu động trên các trục đường chính của 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái; Xây dựng các pano tuyên truyền Mất cân bằng giới tính khi sinh đặt tại Trạm Y tế hoặc nhà văn hóa thôn thuộc huyện Yên lạc, Phúc Yên, Tam Đảo.
Tổ chức Hội thi “Là con gái để toả sáng” tại huyện Bình Xuyên, tổ chức sinh hoạt ngoại khoá chuyên đề về giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới, chăm sóc SKSS cho học sinh các trường THCS. Đăng tải các thông tin tuyên truyền Ngày quốc tế trẻ em gái 11/10 trên trang Website“chicucdanso.vinhphuc.gov.vn” và Facebook “Truyền thông Giáo dục Vĩnh Phúc”
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, mít tinh, cổ động, diễu hành, diễn đàn, giao lưu, tọa đàm về thực trạng, thách thức và giải pháp từng bước giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới cải thiện sức khỏe trẻ em gái trong những năm tiếp theo.Tổ chức các cuộc tư vấn nhóm nhỏ, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề về phát huy vai trò, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, vận động người dân thay đổi tư duy, nhận thức và hành động trong vấn đề chênh lệch giới tính khi sinh.Triển khai các loại hình cung cấp thông tin, mô hình tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe về Mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới,... ưu tiên các vùng sâu, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Trẻ em là tương lai của đất nước nên dù trẻ là gái hay trai đều cần quan tâm, chăm sóc như nhau vì sự tiến bộ xã hội |
Các khẩu hiệu tuyên truyền được cụ thể hóa tới người dân mang ý nghĩa thiết thực như: Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Không cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; Thực hiện bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; Hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; Đảm bảo an ninh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Ngày 10/3/2022, phát biểu tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dù ở bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào, với bản lĩnh, ý chí, nghị lực, lòng nhân ái, nhân hậu, đức hy sinh và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên, phụ nữ Việt Nam đã vượt qua mọi nghịch cảnh, rào cản, định kiến, khó khăn, trở ngại, có những đóng góp, cống hiến to lớn, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp tăng so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 30%, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt trên 50%. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học tăng lên đáng kể. Tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5%, xếp thứ 9/58 quốc gia, nền kinh tế được nghiên cứu; nhiều doanh nhân nữ có uy tín và xếp hạng cao trong khu vực và thế giới. |
Các tin khác

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Đẩy mạnh tiêm vaccine cho người lớn, nhất là người có bệnh nền

Chủ động ứng phó với dịch COVID-19

Quy định của Bộ Y tế về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Bách khoa Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Về tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Những ghi nhận về bệnh giun rồng tại Việt Nam
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Y học bào thai – Cứu sống nhiều thai nhi ngay từ trong tử cung

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Ngành y tế An Giang với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới

6 cách ăn quả bơ để giảm mỡ bụng hiệu quả

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Danh sách thuốc giả không được kinh doanh, buôn bán, sử dụng

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp phép lưu hành

Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị cúm A

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Nghị quyết 57 không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là chương trình hành động thực tế

Làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine cho tiêm chủng vào năm 2030

Vĩnh Phúc khai mạc Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm năm 2025

Vấn nạn hàng giả: Nâng chế tài xử phạt, bịt “lỗ hổng” từ khâu quản lý

Điều tra, xử lý 2 vụ liên quan hàng gian, hàng giả ở Cần Thơ

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
