WHO: Không có mức an toàn trong amiang, Việt Nam nên sáng suốt
TS Gabit Ismailov, Quyền Trưởng nhóm Sức khỏe Nghề nghiệp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã nói: "không có mức an toàn trong amiang, Việt Nam nên sáng suốt" khi trao đổi PV về Việt Nam có thể kiểm soát an toàn trong sản xuất vật liệu từ chất amiang được hay không.
Theo đại diện của WHO, không có bằng chứng khoa học nào để nói rằng một liều lượng amiang nhất đinh nào đó có trong vật liệu xây dựng là an toàn và Việt Nam nên cấm sản xuất, sử dụng amiang càng sớm càng tốt...
WHO đã chứng minh chất amiang trong tấm lợp fibro xi măng gây ung thư |
Các bằng chứng quốc tế mà WHO thu thập được là kết quả của nhiều nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và có xét đến các bối cảnh khác nhau. Do đó, bằng chứng đưa ra là có sức thuyết phục lớn và đã được chứng minh tính chính xác một cách khoa học đối với mọi quốc gia mà không loại trừ bất cứ một bối cảnh nào.
Việc sử dụng bối cảnh của một nước làm dẫn chứng để phủ nhận hệ quả gây ung thư của amiang làm chệch hướng chú ý tới vấn đề mang tính khoa học thực tiễn. Liệu amiang có gây nên bệnh ung thư ở người tại Việt Nam hay không? Thế giới đã trả lời câu hỏi này thay cho Việt Nam và câu trả lời là chắc chắn Có.
Tổ chức Y tế Thế giới, một tổ chức toàn cầu, trợ giúp các nước như Việt Nam, những nước chưa có những nghiên cứu khoa học đủ mạnh về amiăng, trong việc cung cấp những bằng chứng khoa học tốt nhất trên toàn cầu về chủ đề này và để từ đó tham vấn cho Chính phủ.
Liệu Việt Nam có cần thiết phải có nghiên cứu rõ ràng để chứng minh sử dụng amiang sẽ gây ung thư?
Tiếp xúc với Amiang có thể gây ung thư, đó là sự thật. Do đó, nếu amiang đã được chứng minh là gây nên bệnh ung thử ở các nước khác thì Việt Nam cũng không cần thiết phải tiến hành thêm nghiên cứu để chứng tỏ điều này. Câu hỏi khoa học mà Việt Nam cần phải trả lời không phải là liệu amiang có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không, mà Việt Nam cần phải trả lời câu hỏi liệu có bao nhiêu người bị ảnh hưởng sức khỏe liên quan tới Amiang tại Việt Nam.
Nói cách khác, chúng tôi hiểu là có vấn đề đó xảy ra, giờ đây chúng tôi cần phải tìm ra sức khỏe của bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng vì sử dụng amiang và có bao nhiêu người có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Tổ chức y tế Thế giới luôn sẵn sang hỗ trợ chính phủ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để trả lời câu hỏi này.
WHO đánh giá thế nào về quan điểm vẫn có thể kiểm soát được tác hại của amiang trong sản xuất vật liệu xây dựng?
Việc tiếp xúc với Amiang được biết là sẽ gây nên ung thư, do đó việc sử dụng vật liệu này trong vật liệu xây dựng cần
phải được cấm hoàn toàn càng sớm càng tốt. Các bằng chứng cho thấy rằng gánh nặng của các bệnh liên quan tới Amiang tính trực tỷ lệ thuận với lượng tiêu dùng amiang của quốc gia. Tuy nhiên, không chỉ những người tiếp xúc ở mức độ cao với amiang mà cả những người tiếp xúc ở mức độ thấp cũng được biết là sẽ phát triển các bênh liên quan tới amiăng. Hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào để nói rằng một liều lượng amiang nhất đinh nào đó có trong vật liệu xây dựng là an toàn.
Kinh nghiệm của các nước phát triển vốn đã cấm hoàn toàn việc sử dụng amiang cho thấy gánh nặng của amiang vẫn còn cao bất chấp việc sử dụng cái gọi là "mức an toàn" amiang trong vật liệu xây dựng. Do đó, những nỗ lực để có thể làm việc với amiang ở “mức độ an toàn” là không thành công và có thể xem là một sự thất bại. Chính phủ Việt Nam có sự sáng suốt để rút ra các bài học từ những kinh nghiệm này và sẽ không lặp lại sai lầm tương tự.
Quay lại thời điểm năm 2006, gần 10 năm trước đây, Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã thông báo rằng thậm chí ở những nước mà các quy định về an toàn và sức khỏe nói chung là được tôn trọng thì vẫn không có khả năng được bảo vệ hoàn toàn trước các mức độ nguy hiểm của amiang trong các vật liệu xây dựng.
Mối lo ngại này thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở những nước đang phát triển như Việt Nam nơi các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe cho người lao động ít nhiều còn thiếu nghiêm ngặt hoặc chưa được ban hành để thực thi. Do đó, phương pháp hữu hiệu duy nhất để loại bỏ các bệnh liên quan tới amiang là loại bỏ việc tiếp xúc với amiăng.
Việt Nam cần phải liên kết với các nước hàng đầu trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc và cấm việc sử dụng amiang vì sức khỏe của người lao động cũng như sức khỏe của người dân, những người bị tiếp xúc với amiang tại gia đình.
Hiện tại vẫn có nhiều nước vẫn đang sử dụng amiang, trong đó có những nước phát triển như Mỹ vẫn sử dụng thì không có lý do gì Việt Nam lại không sử dụng?
Hiện tại có 54 quốc gia chính thức cấm sử dụng amiang và nhiều nước khác đang trong quá trình áp dụng các quy định cấm chất này. Hầu hết các nước phát triển như Úc là Liên Minh Châu Âu đã cấm hoàn toàn amiang. Ngoài ra, nhiều nước chưa từng sử dụng amiang, vì vậy họ không cần phải cấm. Cốc đầy một nửa vẫn hơn vơi một nửa. (Cấm một nửa còn hơn bỏ sót).
Hiện tại Amiang vẫn được phép sử dụng tại Mỹ, nhưng chỉ sử dụng trong ngành quốc phòng đặc biệt và sử dụng trong công nghiệp vũ trụ chứ không được sử dụng cho mục đích sức khỏe công cộng hay kinh tế. Mỹ hoàn toàn nhận thức được về việc sử dụng amiang là độc và việc sử dụng amiang ngoài những ngành nói trên là rất hạn thế và được quy định hết sức chặt chẽ.
Việt Nam không nên bào chữa cho việc sử dụng amiang bằng lập luận cho rằng amiăngđược sử dụng ở một số nước phát triển. Việt Nam nên cấm hoàn toàn amiang dựa trên những bằng chứng khoa học rộng rãi về tác hại gây ung thư của chất này và các bệnh liên quan đến amiang khác và từ đó nên học tập Liên Minh Châu Âu và Úc hơn là Mỹ khi xây dựng chính sách.
Có lý do cho rằng tấm lợp fibro xi măng được dùng rất nhiều ở vùng miền bởi giá thành cạnh tranh và độ bền cao và hiện nay Việt Nam vẫn chưa tìm được vật liệu khác thay thế. Khi đưa ra khuyến cáo nên dừng sử dụng amiang thì WHO có nghĩ tới điều này?
Lập luận mang tính kinh tế cho rằng amiang thì rẻ thường được lấy làm lý do để ly giải cho việc tiếp tục sử dụng amiang đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, lập luận về “chi phí thấp” không tính đến chi phí cho sức khỏe và môi trường vỗn thường xuyên xuất hiện sau nhiều năm mua sản phẩm có chứa amiang.
Để tôi đưa ra ví dụ để diễn giải cho lập luận này một cách rõ ràng hơn. Bạn mua ngói lợp có chứa amiang vào năm 2014. Bạn lợp nhà và sử dụng nó trong vòng 10 năm. Một sự đầu tư dường như tuyệt vời nhưng đến năm 2025 bạn bị chuẩn đoán mắc một bệnh liên quan tới amiang và phải vào bệnh viện.
Bạn cần phải nghỉ ốm, tuân thủ một phác đồ điều trị tốn kém và phải uống thuốc và cũng không biết liệu có hoàn toàn phục hồi hay không. Những ngói lợp”rẻ” mà bạn đã mua 10 năm trước giờ đây bỗng nhiên trở thành rất đắt vì còn phải cộng thêm việc mất thu nhập do phải nghỉ việc và chi phí thuốc men cao. Chi phí của việc sử dụng các vật liệu chưa amiang không còn là “rẻ” nữa, mà thậm chí lại rất đắt và như vậy còn đẩy con người ta vào đói nghèo.
Được hay mất do đó phải được tính toán trên cơ sở dài hạn và qua nhiều thế hệ. Có nhiều sản phẩm thay thế cho amiang mà an toàn đã được sản xuất với số lượng lớn tại Việt Nam nhưng chủ yếu được dùng để xuất khẩu. Ảnh hưởng tới sức khỏe của việc sử dụng các sản phẩm không amiang là rất đáng khích lệ. Hiện tại, giá thành sản xuất sản phẩm không amiang cao hơn so với các sản phẩm có chứa amiang là do quy mô sản xuất còn hạn chế. Việc tăng sản lượng sẽ giúp giảm giá thành các sản phẩm không chứa amiăng, bao gồm cả các sản phẩm dành cho người nghèo.
Là một nước có mức thu nhập trung bình đang tăng trưởng, Việt Nam có khả năng sản xuất ngói lợp không amiang cho các gia đình trong tương lai gần. Công nghệ sản xuất ngói lợp không amiang đã phát triển tại Việt Nam là một cơ hội để tăng việc làm và giúp Việt Nam tự định vị mình là một nền kinh tế mạnh mới nổi trong khu vực.
Theo Thông Chí - Lao động