5 thói quen ăn uống có thể dẫn đến chứng ợ nóng
Ợ nóng là gì?
Triệu chứng điển hình của ợ nóng là nóng rát vùng ngực, xương ức |
Ợ nóng thực chất là tình trạng khí hơi đi kèm với axit dạ dày trào ngược lên thực quản, axit có tính ăn mòn cao nên gây tổn thương, cảm giác khó chịu và nóng rát vùng ngực, xương ức. Sau khi ợ nóng, bệnh nhân thường cảm giác chua hoặc đắng miệng do dịch vị dạ dày đọng lại.
5 thói quen ăn uống có thể gây ra chứng ợ nóng:
- Uống cà phê và trà có chứa caffeine
Caffeine có thể gây ra chứng ợ nóng |
Hàm lượng caffeine cao trong cà phê và 1 số loại trà làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit. Sự kích thích co bóp vùng bụng có thể dẫn đến đau dạ dày, ợ nóng và đau rát ở ngực.
Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn uống các loại trà không chứa caffeine như: trà gừng, trà bạc hà… vì chúng giúp giảm bớt thay vì làm nặng thêm các triệu chứng ợ nóng.
- Ăn socola
Socola là một loại thực phẩm có tính axit và có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng |
Một nguyên nhân phổ biến làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng mà nhiều người không nhận ra đó là socola. Socola có chứa caffeine và cũng giống như cà phê và trà, caffein trong socola có thể khiến cơ vòng thực quản dưới thư giãn, điều này có thể tạo điều kiện cho nhiều axit dạ dày đi vào thực quản và gây ợ nóng.
- Tập luyện ngay sau khi ăn
Mặc dù đúng là việc cung cấp năng lượng cho cơ thể trước và sau khi tập luyện là rất quan trọng, nhưng nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng thì bạn nên đợi hai giờ sau khi ăn trước khi thực hiện bất kỳ hình thức tập luyện nào gây áp lực lên dạ dày.
Nâng vật nặng, chuyển động nảy, một số tư thế yoga và các bài tập liên quan đến việc nằm thẳng và siết chặt vùng bụng (như gập bụng) sẽ tạo áp lực lên dạ dày và van cơ thắt thực quản dưới khiến chất chứa trong dạ dày trào ngược lên. Khi bụng no, chứng ợ nóng sẽ nặng hơn.
4. Ăn các bữa ăn quá gần nhau
Không đủ thời gian nghỉ giữa các bữa ăn là một thói quen ăn uống khác mà các chuyên gia cho rằng có thể gây ợ nóng. Nên nghỉ giải lao từ ba đến bốn giờ giữa các bữa ăn vì thời gian nghỉ giữa các bữa ăn giúp làm sạch đường tiêu hóa và giúp các cơ dọc đường tiêu hóa co bóp hợp lý.
5. Ăn sát giờ đi ngủ
Nên ăn tối sớm, không ăn gần giờ đi ngủ vì hệ thống tiêu hóa cần ít nhất vài giờ hoạt động để tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Nếu bạn nằm xuống khi thức ăn vẫn còn đang được tiêu hóa trong dạ dày, thức ăn và dịch tiêu hóa sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn và gây ra chứng ợ nóng.
Những người bị ợ nóng vào ban đêm còn có thể bị tổn thương men răng vì axit dạ dày có thể bào mòn mặt sau của răng.
Nếu đã tuân theo các quy tắc ăn uống nhưng bạn vẫn bị ợ nóng nhiều hơn hai hoặc ba lần một tuần, hãy đi gặp bác sĩ. Trong một số trường hợp, họ có thể kê đơn thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.