Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đối khí hậu và phát triển bền vững
Toàn cảnh hội thảo. |
Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL”, minh chứng rõ nét về sử dụng nguồn lực và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo để đẩy mạnh việc sản xuất bền vững và đạt được các lợi ích kép về kinh tế, xã hội và môi trường. Dự án này đã triển khai tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2023, tại An Giang Dự án (TRVC) đã bắt đầu được triển khai vào vụ lúa hè thu năm 2024.
Hiện nay, An Giang có diện tích tham gia liên kết tiêu thụ lúa với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 30.000 - 35.000 ha/vụ, đây là con số còn rất kiêm tốn so với tổng diện tích trồng lúa của tỉnh.
Để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả và ổn định, bền vững; ngành nông nghiệp đã và đang chú trọng hỗ trợ các nhà đầu, doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, xúc tiến các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Dự án TRVC là cơ hội giúp An Giang, thúc đẩy chuyển đổi sang phương thức canh tác lúa gạo có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và phát thải cacbon thấp thông qua việc phát triển chuỗi giá trị bền vững và cải thiện sinh kế cho hộ nông dân sản xuất lúa.
Các đại biểu tham quan thực tế trên cánh đồng tại An Giang. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sang phương thức canh tác lúa gạo có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và phát thải các-bon thấp thông qua việc phát triển chuỗi giá trị bền vững; định hình các vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Việc hình thành và vận động của chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, hướng đến hình thành các vùng sản xuất lớn và ổn định. Tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao, sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc…