12 nguyên tắc cần làm, nếu một ngày bạn 'bỗng dưng' thành F0
TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh.
Để khỏe, quan trọng nhất là đưa được oxy vào máu tối đa và tiết kiệm sử dụng oxy hết mức có thể (giảm nhu cầu oxy của tất cả tế bào trong cơ thể). Việc thực hiện 12 nguyên tắc theo chia sẻ của TS.BS Đào Thị Yến Phi giúp bệnh nhân đạt được điều đó.
Kiểm tra nhiệt độ liên tục trong suốt quá trình điều trị bệnh
12 nguyên tắc F0 cần nhớ:
1. Không hoảng loạn, sợ hãi, khóc lóc, kêu gọi, rên rỉ, giận dỗi, đổ lỗi, tìm cách nghĩ xem mình lây ở đâu ra…Nói chung không nghĩ nhiều! Cũng không cần cố gắng đọc kinh hay cầu nguyện nếu phải ép mình.
2. Nên nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt, như gần cửa sổ, lan can. Tư thế nằm sấp nên áp dụng nếu mệt và khó thở nhiều hơn. Khi ngủ nếu không nằm kê cao đầu được thì nằm nghiêng và úp chân từ hông xuống, đầu vẫn ở tư thế nằm nghiêng (giống như khi ngủ ôm gối ôm vậy).
3. Thở nhẹ và sâu: Hít nhẹ, chậm, không gồng cơ, không cố gắng hít thở nhanh để nhiều không khí vào phổi; thở ra cũng chậm nhất và nhẹ nhất có thể. Lưu ý đây không phải thở kiểu tập thể dục, mà thở kiểu nhẹ nhàng chậm chạp, không gồng cơ. Chú ý xem lúc hít thở có bị đau hay khó gì không.
4. Làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giúp đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đờm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.
5. Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, uống vài ngụm, mỗi lần cách nhau 10 phút sẽ tốt hơn uống đầy bụng. Ngày tối thiểu 2 lít nước, nếu có sốt thì cứ tăng 1 độ cộng thêm 500ml. Nhiệt độ nước tốt nhất khoảng 35 độ C (1 sôi 2 nguội).
6/ Hạ sốt bằng thuốc, lau ấm, đắp khăn ấm hay tắm bằng nước ấm. Không cần hạ đến dưới 37oC, dưới 38oC là đạt yêu cầu.
7. Ăn cháo loãng, không cần bổ dưỡng thịt cá gì hết. Nấu 500ml cháo, chỉ cần thêm 1 nắm đậu xanh hoặc 1 quả trứng gà, đập thêm ít hành củ là được. Ăn nhiều lần, từ 1-2 giờ húp nửa chén cháo nóng, tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Khuấy ly bột ngũ cốc nóng lỏng lỏng uống cũng được.
8. Ngủ càng nhiều càng tốt.
Uống nhiều nước ấm, liên tục, cứ mỗi 10 phút
9. Theo dõi: Thở nhẹ hay nặng, thở có đau ở đâu không, sốt bao nhiêu độ là quan trọng nhất. Chú ý thêm xem môi có tím, tay chân có bị lạnh hay trắng bệch ra không, nhức đầu có nặng không. Mất vị giác, khứu giác không quan trọng, đừng lo lắng về chuyện đó. Mắt có bị phù phù đỏ đỏ một chút cũng không sao. Nhức mỏi người là khó chịu nhất, nhưng cũng không nguy hiểm, nên không cần căng thẳng với nó.
10. Gọi cho 115 để họ đến đón nếu có giường. Không được thì cứ kiên nhẫn nằm nhà chờ, không tức giận hay hoảng sợ.
11. Gọi cho một bác sĩ quen có video call để bác sĩ nhìn được bệnh nhân và tư vấn dùng thuốc nếu cần.
12. Không được tự ý dùng thuốc, ngoại trừ thuốc hạ sốt và giảm ho nếu ho nhiều gây mệt. Cần nhớ đưa cái gì vào cũng dễ, lấy ra mới khó, cơ thể của người bệnh đang cần nghỉ ngơi để chống lại bệnh, đừng bắt nó chuyển hoá thêm những thứ không cần thiết.
F0 đang mệt, ăn gì tốt nhất?
Món ăn cần phải đạt được các tiêu chí:
- Glucose tốt nhất, để cung cấp năng lượng nhanh và sạch cho các tế bào:
- Giảm đạm và béo, vì với bệnh nhân Covid-19 không được tạo ra thêm chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng chất độc.
Dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân F0 là cháo đỗ xanh
- Tất cả dinh dưỡng đưa vào cơ thể trong thời gian bị bệnh phải dễ tiêu hóa và dễ hấp thu
- Ưu tiên dinh dưỡng các nhóm vitamin B, C, để cung cấp các chất vi lượng cho cơ thể.
- Cho người bệnh ăn cháo, liên tục, nhiều lần trong ngày. Tốt nhất là ăn cháo đỗ xanh nguyên vỏ.
Cách nấu cháo để giữ vitamin:
- Cho 200g gạo với 50g đậu xanh vỡ đôi còn nguyên vỏ vào nồi, vo sạch, đổ 1 lít nước, nấu vừa sôi thì tắt bếp, đậy kín nắp bỏ đó trong 2 giờ. Mỗi lần ăn lấy ra khoảng 100-150ml, nấu vừa sôi lại, nêm các mùi vị khác nhau (như đường, hành, muối mè, nước mắm…). Phần cháo chưa ăn đến bảo quản trong tủ lạnh.
- Yêu cầu lúc ăn: Cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai.
- Lưu ý: không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều… Chỉ ăn chút xíu để có vị ăn cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Sẽ bồi dưỡng phục hồi sau khi bệnh đã ổn. Lúc đang rối loạn cần phải giảm tối đa nhu cầu oxy của tế bào.
Ngoài đậu xanh, các loại đậu nguyên vỏ khác nấu cũng tốt, nhưng khó giữ vitamin hơn vì phải ngâm đậu mềm và hầm lâu.
Cần lưu ý, sự hoảng loạn và làm sai những gì cần làm có thể gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày, chắc chắn người bệnh sẽ mệt mỏi và khó chịu, nhưng chỉ cần các tế bào có chút ít oxy để sống sót là người sẽ sống sót, đừng nản, đừng hoảng loạn. Hãy chủ động làm tất cả những gì có thể để chiến thắng Covid-19!
TS.BS ĐÀO THỊ YẾN PHI
Các tin khác

Hiệu quả từ việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở ở An Giang

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ liên tiếp ghép thận thành công

Ghé thăm trại rắn lớn nhất cả nước

Gia Lai: Nỗ lực “cải thiện dinh dưỡng” cho người dân trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Cơn tăng huyết áp

Tết ở Cơ sở cai nghiện ma túy công lập Thái Bình

Bác sĩ Thạch Văn Chất mách bạn điều trị lõm hóp bằng công nghệ Maxfill Nano

6 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết
Nổi bật

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào

"Non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển"

Vĩnh Phúc hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2025

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
