Bệnh đau mỏi vai gáy đang “trẻ hóa”
1. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp
Các cơn đau mỏi vai gáy thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi; khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.
Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác). Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau; nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.
Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
2. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Tình trạng đau cổ vai gáy xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ yếu.
Sai tư thế
Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu, cúi gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp ôxy và máu cho các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ vùng vai gáy.
Tập luyện quá sức
Nếu bạn tập luyện với cường độ cao, có tư thế tập không đúng hay không khởi động trước khi tập sẽ làm mỏi phần vai gáy, lâu dần gây nên những cơn đau.
Đặc thù công việc
Những công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.
Chấn thương mô mềm
Đau vai gáy có thể xuất phát từ tình trạng tổn thương mô mềm. Mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương mô mềm xảy ra, có thể dẫn tới nhiều cơn đau nhức, bao gồm cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh nhân có biểu hiện xuất hiện các gai xương đè vào dây thần kinh cổ vai gáy gây ra các triệu chứng nhức mỏi và đau, đặc biệt mỗi khi ngủ dậy luôn có cảm giác cứng cổ. Bệnh nhân ngoài 40 tuổi là đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất.
Vôi hóa cột sống
Khi canxi trong cơ thể lắng cặn và tạo thành các tinh thể bám trên thân đốt sống sẽ khiến cột sống bị vôi hóa. Sự kết tụ của canxi trên tổ chức xương như vậy tạo thành các chồi xương, các dây thần kinh ống sống gần đó sẽ bị chồi xương chèn ép và người bệnh hay bị đau cổ vai gáy, vận động khó khăn.
Rối loạn chức năng thần kinh
Xảy ra khi người bệnh bị kéo dãn các dây thần kinh cổ vai gáy nên thường mất ngủ, khó tập trung và trở nên nhạy cảm dễ xúc động.
Rối loạn khớp bả vai lồng ngực
Việc ngồi lâu hàng giờ đồng hồ mà không thay đổi tư thế vận động sẽ làm các cơ vai gáy bị căng giãn quá độ và đau nhức.
Viêm bao khớp vai
Bệnh này thường xảy ra vào lúc nửa đêm hoặc khi trời trở lạnh, đau ở một bên vai đặc biệt là tư thế nằm nghiêng. Nhiều người còn dường như không thể với tay lên để lấy đồ đạc hoặc vòng tay ra sau, thậm chí đau cả khi chải tóc.
3. Cách phòng ngừa bệnh đau vai gáy dành cho nhân viên văn phòng
Ngồi làm việc đúng tư thế, vai thả lỏng, hai đùi song song với mặt đất, cổ và bàn tay nên đặt thẳng với bắp tay. Phần lưng dưới cần phải có chỗ dựa chắc chắn. Đồng thời tránh cong lưng khi làm việc.
Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc để tránh gây áp lực lớn lên vùng vai gáy. Sau mỗi 1 giờ làm việc, bạn nên đứng lên và đi bộ vài phút.
Lựa chọn bàn làm việc và ghế phù hợp, không nên sử dụng bàn, ghế quá cao hoặc quá thấp. Màn hình máy tính cũng cần phù hợp với tầm mắt của bạn.
Áp dụng một số bài tập vai gáy phù hợp. Hàng ngày, bạn cũng có thể tập yoga để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa đau mỏi vai gáy.
Bạn nên tránh kê gối cao và nên nằm ngửa khi ngủ; chọn loại đệm êm, chắc chắn sẽ tốt cho vai gáy và cột sống của bạn.
4. Một số bài tập cho vùng cổ vai hiệu quả
Ngồi gập cằm
- Ngồi, giữ thẳng đầu-cổ và nhìn về phía trước.
- Gập cằm xuống giống như đang cố tạo 2 cằm đồng thời vẫn giữ đầu-cổ thẳng.
- Cảm nhận sự căng giãn và giữ như vậy trong 10 giây.
- Lặp lại 10 nhịp và làm 3 lần/ngày.
Ngồi duỗi cổ
- Bắt đầu từ tư thế ngồi gập cằm.
- Nâng cằm lên và ngửa cổ ra sau, không được đưa đầu về phía trước.
- Với tư thế ngửa cổ ra sau tối đa, quay đầu một chút sang phải rồi sang trái, lặp đi lặp lại. Mỗi lần quay, bạn cố gắng đưa đầu-cổ ra thêm phía sau.
- Thực hiện 10 lần mỗi hướng rồi quay trở lại tư thế khởi đầu ngồi gập cằm.
- Lặp lại 10 nhịp, 3 lần/ngày.
- Thả lỏng vai, gập đầu về phía trước. Cảm nhận sự căng giãn và giữ trong 10 giây.
- Lặp lại 10 nhịp, 3 lần/ngày.
Nghiêng sang bên
- Bắt đầu từ tư thế gập cằm.
- Nghiêng đầu sang một bên, mắt nhìn về phía trước, đưa tai ra phía trước so với vai và giữ cho cằm vẫn gập.
- Để tăng dần độ kéo giãn, đưa vai tay ra trước và đưa đầu ra trước so với 2 vai.
- Giữ trong 10 giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại với bên đối diện. Thực hiện 10 nhịp mỗi bên, 3 lần/ngày.
Quay cổ
- Bắt đầu với tư thế gập cằm.
- Thả lỏng vai, vẫn giữ cằm gập, quay đầu về bên trái tối đa và cảm nhận sự căng giãn. Giữ trong 10 giây.
- Để kéo giãn thêm, đưa vai trái về phía cằm, đặt tay phải lên phía sau của đầu rồi từ từ đẩy đầu quay thêm.
- Lặp lại với bên phải.
- Thực hiện 10 nhịp mỗi bên, 3 lần/ngày.
Gập cổ
- Bắt đầu với tư thế gập cằm.
- Gập cổ về phái trước và đưa cằm gần về phía ngực nhiều nhất có thể.
- Đặt hai tay ra phía sau đầu và đan các ngón tay vào nhau.
- Cánh tay thư giãn, khuỷu hướng xuống sàn. Trọng lượng của cánh tay sẽ tạo ra lực kéo giãn.
- Để tăng thêm sự kéo giãn, nhẹ nhàng đẩy đầu về gần phía ngực.
- Quay trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện 10 nhịp, 3 lần/ngày.
Nhún vai
- Bắt đầu với tư thế gập cằm.
- Hít vào và từ từ đưa đỉnh vai ra trước so với tai.
- Giữ trong 10 giây và từ từ thở ra.
- Từ từ quay trở lại vị trí ban đầu.
- Thực hiện 10 nhịp, 3 lần/ngày./.