Bệnh nhân ung thư máu có thể chống lại COVID-19 bằng tế bào T
Bệnh nhân ung thư máu bị COVID-19 có tế bào T CD8 cao hơn có khả năng sống sót cao hơn
Đây là kết quả nghiên cứu mới trên bệnh nhân ưng thư máu bị COVID-19 được xuất bản trên tạp chí Nature Medicine. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những bệnh nhân ung thư máu mắc COVID-19 có tế bào T CD8 cao hơn, có khả năng sống sót tăng gấp ba lần so với những bệnh nhân có mức tế bào T CD8 thấp hơn.
Vắc xin COVID-19 gây ra phản ứng kháng thể và tế bào T.
Rõ ràng là các tế bào T rất quan trọng trong việc lây nhiễm sớm và giúp kiểm soát virus, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng chúng có thể bù đắp cho các phản ứng của tế bào B và kháng thể, những thứ mà bệnh nhân ung thư máu có thể bị thiếu do thuốc điều trị ung thư gây ra.
Tác giả nghiên cứu GS. TS. Alexander C. Huang, Đại học Pennsylvania cho biết: Điều này rất quan trọng khi chúng tôi nghĩ về cách cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân ung thư mắc COVID-19. Chúng ta cần tối đa hóa tất cả các nhánh của hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu chúng ta biết rằng một nhánh cụ thể của hệ thống miễn dịch đang hoạt động".
Ngoài ra, do tiêm vắc xin COVID-19 mRNA hiện tại gây ra cả phản ứng kháng thể và tế bào T, các phát hiện cho thấy rằng việc tiêm phòng cho bệnh nhân ung thư máu có thể cung cấp sự bảo vệ thông qua miễn dịch tế bào T.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, đã nghiên cứu những bệnh nhân nhập viện có khối u và ung thư huyết học tại bệnh viện Penn Medicine và Memorial Sloan Kettering để hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định miễn dịch của COVID-19 tử vong.
Tế bào T CD8 có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi khi thiếu tế bào B và kháng thể
Hỗ trợ các nghiên cứu trước đây, bệnh nhân ung thư máu có nhiều khả năng tử vong do COVID-19 hơn bệnh nhân có khối u rắn hoặc không bị ung thư. Trong số 100 bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện Penn Medicine, 22 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu và có nguy cơ tử vong cao hơn 2,6 lần so với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư thể rắn.
Vắc xin vẫn hiệu quả với bệnh nhân ung thư máu
Hồ sơ miễn dịch của 214 mẫu máu bệnh nhân cho thấy rằng bệnh nhân ung thư máu, đặc biệt là bệnh nhân được điều trị bằng kháng thể kháng CD20, có tế bào B và kháng thể giảm so với bệnh nhân ung thư thể rắn và bệnh nhân không bị ung thư.
Các phân tích bổ sung cũng cho thấy rằng trong số những bệnh nhân bị ung thư máu, bao gồm cả những bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa trị và kháng thể kháng CD20, những người có số lượng tế bào T CD8 cao hơn có khả năng sống sót cao hơn 3,6 lần so với những người có số lượng thấp hơn. Do đó, các tác giả kết luận, tế bào T CD8 có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi từ COVID-19 khi thiếu tế bào B và kháng thể.
GS Huang cho biết, mặc dù phản ứng với vắc xin của họ có thể sẽ không mạnh mẽ như những không mắc bệnh ung thư máu, nhưng nó vẫn rất quan trọng và có hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho biết, bước tiếp theo cần nghiên cứu rõ hơn về phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư máu với COVID-19 sau khi họ hồi phục và khả năng bảo vệ miễn dịch của họ khi không có tế bào B và kháng thể.
MINH ANH
Các tin khác

Hiệu quả từ việc phát triển mạng lưới y tế cơ sở ở An Giang

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ liên tiếp ghép thận thành công

Ghé thăm trại rắn lớn nhất cả nước

Gia Lai: Nỗ lực “cải thiện dinh dưỡng” cho người dân trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Cơn tăng huyết áp

Tết ở Cơ sở cai nghiện ma túy công lập Thái Bình

Bác sĩ Thạch Văn Chất mách bạn điều trị lõm hóp bằng công nghệ Maxfill Nano

6 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Lương y Lê Xuân Xinh chung tay cùng ngành y học cổ truyền chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân do xuất huyết tiêu hóa từ ruột non

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống bệnh nhân đứt rời phế quản

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Bệnh cúm A được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân chấn thương thận có biến chứng ổ giả phình mạch lớn xuất huyết

Cúm mùa lan nhanh: Chặn đứng nguy cơ chỉ với vài thói quen đơn giản!

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần mà ai cũng nên biết
Nổi bật

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Cứu sống bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc huyết áp

Vì sao căn hộ cao cấp The Fibonan là lựa chọn hàng đầu tại khu Đông Hà Nội?

Hợp tác thúc đẩy quản lý chất thải tuần hoàn tại Việt Nam

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
