Cà phê Thuận An: Đưa máy bay không người lái áp dụng trong canh tác cà phê và cây hoa màu
Từ việc đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại…
Là một trong những công ty đầu tàu về trồng, sản xuất và chế biến cà phê của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, sở hữu gần 130 ha diện tích cà phê, Công ty CP Cà phê Thuận An đang hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu “Cà phê đặc sản Thuận An” nhằm góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Đắk Nông trên thị trường trong nước và thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Cà phê Thuận An đã và đang áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ như ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng các hoạt chất sinh học nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Điển hình nhất, đầu năm 2023, Công ty Cà phê Thuận An đã đưa vào sử dụng máy bay không người lái. Trái ngược với phương pháp phun phủ thủ công, truyền thống, đây được xem là mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp tiết kiệm khoảng 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật, 90-95% lượng nước sử dụng.
![]() |
Công ty CP Cà phê Thuận An đã đưa vào sử dụng máy bay phun thuốc trong canh tác cây cà phê và cây hoa màu |
Theo đại diện lãnh đạo Công ty, với công nghệ phun sương, thuốc được phun ra dưới dạng sương mù có kích thước hạt thuốc siêu nhỏ, dễ dàng bám vào lá cây, không bị trôi xuống đất. Do đó, việc sử dụng máy bay phun tầng thấp không những tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh mà còn tránh lãng phí, tránh khuếch tán, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ra đất, môi trường; tiết kiệm nhân công, thời gian và chi phí.
Không chỉ đưa vào máy bay không người lái trong canh tác, theo kế hoạch, trong giai đoạn 2024-2026, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng chủ lực này theo hướng trồng, canh tác cà phê đa thân và ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, điển hình là tưới nhỏ giọt NETAFIM-ISRAEL. Đây là công nghệ tiên tiến, được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển nhằm tăng hiệu quả, năng suất cây trồng, vừa góp phần tiết kiệm công lao động, phân bón, nước tưới; vừa hạn chế xói mòn, rửa trôi đất mặt, giảm rửa trôi hóa chất, phân bón ra môi trường.
Với vai trò là cây trồng nông nghiệp chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Đắk Nông, cùng với định hướng phát triển cà phê đặc sản tỉnh Đắk Nông phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, “lá cờ đầu” Thuận An đã và đang từng bước “chuyển mình” để góp phần nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Đắk Nông nói chung trên thị trường trong nước và thế giới.
Đến chiến lược phát triển kinh tế bền vững
Ở khía cạnh vĩ mô, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến của Công ty Thuận An đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, với định hướng phát triển cà phê theo hướng xanh và bền vững, trong quá trình canh tác – sản xuất, doanh nghiệp luôn ưu tiên sử dụng các hoạt chất sinh học để phun tưới cho cây trồng.
![]() |
Mô hình cà phê cảnh quan đang được triển khai trên diện rộng |
Không dừng lại ở đó, bám sát chủ trương của Trung ương và địa phương, Công ty Thuận An cũng đã và đang chuyển đổi, triển khai mô hình cà phê cảnh quan. Thay vì canh tác theo lối truyền thống, vườn cà phê sẽ được xây dựng theo mô hình vườn sinh thái 3 tầng. Trong đó, tầng cây cao gồm cây ăn trái, cây cảnh dùng để che nắng, che sương, che gió nhằm điều tiết nhiệt độ vườn. Tầng trung là trồng cà phê và tầng thấp nhất là nuôi thảm thực vật cỏ và cây hoa màu. Theo đó, cà phê cũng được chăm sóc, canh tác theo hướng hữu cơ thân thiện với môi trường, thu hái chín đạt 90 – 100%.
Với mục tiêu đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông nghiệp của các vùng biên giới tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Công ty CP Cà phê Thuận An cũng đã có những đóng góp bước đầu trong việc triển khai và hiện thực hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội. Doanh nghiệp đã và đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 100-150 lao động tại địa phương, đặc biệt là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Với việc làm ổn định và thu nhập khá, người lao động sẽ yên tâm gắn bó với vùng đất biên giới – biên cương, cùng chung tay phát triển kinh tế địa phương.
![]() |
Công ty Cà phê Thuận An đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. |
Không dừng lại ở đó, trong suốt thời gian qua, Công ty CP Cà phê Thuận An cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ công tác an sinh xã hội tại địa phương, như: trao tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn, tặng quà cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, ủng hộ Quỹ khuyến học, đóng góp chương trình xây dựng Nông thôn mới, ủng hộ kinh phí không nhỏ cùng nhiều vật tư y tế để chung tay với địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19…
Với những đóng góp tích cực trên, Công ty CP Cà phê Thuận An đã và đang từng bước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Đắk Nông, nâng cao vị thế và thương hiệu của sản phẩm cà phê Đắk Nông trên thị trường trong và ngoài nước.
Các tin khác

Tăng cường Bảo vệ môi trường đất trước nguy cơ ô nhiễm

Hà Nội tăng cường vệ sinh môi trường nhân dịp Ngày Giải phòng Thủ Đô

TP. Cần Thơ và Tổng lãnh sự Hà Lan phát động trồng 1.000 cây bần chống sạt lở bờ sông

Người dân hào hứng với Tuần lễ không túi nylon tại thành phố Huế

Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các tỉnh Bắc Trung Bộ về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và toàn Xã Hội

Sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng

Thanh Hóa: Đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào nề nếp
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Quảng Bình: Dự án môi trường trọng điểm với mức đầu tư 58 triệu USD

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân

Cảnh báo sức khỏe bị ảnh hưởng khi không khí ô nhiễm

Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn cho "bài toán" xử lý chất thải rắn xây dựng

Cảnh báo nhựa tái chế có thể độc hại hơn và không thể khắc phục ô nhiễm

Phát triển Dự án điện mặt trời áp mái thí điểm tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu CN Nam Cầu Kiền - Biến "nguy" thành "cơ", vững vàng giữa đại dịch

Nam Cầu Kiền thực hiện mục tiêu kép, nêu cao tinh thần chống dịch Covid-19

Xuân Quan – Văn Giang: Nên chuyển đổi mô hình trang trại để khai thác hiệu quả đất đai

Chung tay đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

Triển khai thí điểm mô hình "Trường học xanh giảm thiểu rác thải"

Đẩy mạnh tiêu dùng xanh nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phim ngắn kêu gọi bảo vệ các loài rùa biển

Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống

Vĩnh Phúc: Xử phạt 640 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt vi phạm quy định xử lý chất thải

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng: Cơ hội lớn giúp nền kinh tế phát triển bền vững

Giải pháp vận hành an toàn, hiệu quả và linh hoạt các hồ chứa

Đánh giá thực tiễn và nghiên cứu khoa học cho tiềm năng điện gió ngoài khơi

Thủ tướng: Dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng
Nổi bật

Tổng Giám đốc HSBC đánh giá cao tầm nhìn trong Kế hoạch thực hiện JETP của Việt Nam

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình hành động số 31-Ctr/TU

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
