Chế độ ăn lành mạnh, giảm tác động môi trường và đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững tại Việt Nam
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm một lựa chọn cân bằng, đa dạng và phù hợp các loại thực phẩm ăn trong một khoảng thời gian. Một chế độ ăn uống lành mạnh bảo vệ chống suy dinh dưỡng (SDD) dưới mọi hình thức, bao gồm cả bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống và đáp ứng nhu cầu về các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo và carbohydrate, bao gồm cả chất xơ) và các vi chất dinh dưỡng (VCDD) thiết yếu (vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng) cụ thể cho giới tính, tuổi tác, mức độ hoạt động thể chất và trạng thái sinh lý của người đó.
An ninh lương thực (ANLT) tồn tại khi tất cả mọi người, mọi lúc, đều có quyền tiếp cận về thể chất, xã hội và kinh tế đối với thực phẩm đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích thực phẩm cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Dựa trên định nghĩa này, bốn khía cạnh ANLT có thể được xác định: tính sẵn có của thực phẩm, tiếp cận kinh tế và vật lý đối với thực phẩm, sử dụng thực phẩm và ổn định theo thời gian.
An ninh dinh dưỡng (ANDD) là khái niệm liên quan đến việc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe của con người thông qua chế độ ăn uống phù hợp và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Điều này bao gồm cả việc chọn lựa thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các yếu tố cơ bản của ANDD bao gồm: Cân bằng dinh dưỡng, Đa dạng thực phẩm, An toàn thực phẩm, Khả năng tiếp cận thực phẩm, duy trì ANDD.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Phi và châu Á, tình trạng thiếu hụt VCDD làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh lý liên quan cho người dân (Diet Collaborators, 2019). Mặt khác, ở các nước phát triển, chế độ ăn uống giàu calo và thực phẩm chế biến sẵn đã khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, kéo theo những vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, ung thư và bệnh tim mạch (Diet Collaborators, 2019). Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao dẫn đến áp lực lên sản xuất nông nghiệp, trong khi đó nhiều khu vực vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu số lượng thức ăn hoặc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, phương thức canh tác không bền vững, bao gồm việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm giảm chất lượng đất, nước, gây ô nhiễm môi trường.
Biến đổi khí hậu có tác động đến chế độ ăn uống khi mất an ninh thực phẩm và ngược lại thay đổi thực hành chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy cho hệ thống thực phẩm bền vững và góp phần giảm tác động đến môi trường. Tiêu thụ thịt và nhóm thức ăn động vật trên toàn cầu ngày càng tăng, được cho là sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến thực phẩm từ 30% lên 80% vào năm 2050. Bên cạnh đó, khoảng 1/3 thực phẩm toàn cầu bị lãng phí, từ sản xuất đến tiêu thụ, gây áp lực lên tài nguyên môi trường và ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Khi dân số dự kiến đạt 9 tỷ vào năm 2050, thách thức trong việc sản xuất thực phẩm bền vững càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến năng suất nông nghiệp. Việc khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về tiêu thụ thực phẩm lành mạnh là trọng tâm để giải quyết các vấn đề giảm tác động môi trường và đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững.
Ngược lại, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng bền vững. Mục đích của chế độ ăn uống lành mạnh là đạt được sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của tất cả các cá nhân và hỗ trợ chức năng và sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội ở tất cả các giai đoạn cuộc sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai; góp phần ngăn chặn tất cả các dạng suy dinh dưỡng và hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và sức khỏe toàn cầu. Chế độ ăn uống lành mạnh phải xem xét tất cả các khía cạnh của tính bền vững để tránh những hậu quả không lường trước. Bao gồm hạn chế tác động của chế độ ăn uống đối với môi trường thông qua tiến bộ công nghệ và năng suất sản xuất nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm, sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên bền vững và tích hợp, nâng cao hiệu quả và đổi mới dọc theo chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm cả những mục tiêu nhằm giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm.
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con người. Các yếu tố môi trường như không khí, nước và đất đều ảnh hưởng đến sự phát triển, sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của con người. Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đang ngày càng thách thức khả năng nuôi sống và nuôi dưỡng dân số thế giới ngày càng tăng của loài người. Đồng thời, các hệ thống lương thực hiện tại thúc đẩy phát thải khí nhà kính và suy thoái môi trường, đóng góp từ 21 đến 37% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, sử dụng 70% tổng lượng nước ngọt, làm cạn kiệt lớp đất mặt, góp phần làm mất đa dạng sinh học và suy thoái và phá hủy các hệ sinh thái trên cạn và biển và các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để duy trì cuộc sống của con người. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh mà bao gồm các cân nhắc về tính bền vững có khả năng giảm chi phí xã hội của phát thải khí nhà kính xuống 41-74% vào năm 2030. Các hệ thống thực phẩm toàn cầu và quốc gia, bắt đầu với chuỗi cung ứng thực phẩm, phải trở nên nhạy cảm và bền vững hơn về dinh dưỡng.
Biến đổi khí hậu có tác động đến chế độ ăn uống khi mất an ninh thực phẩm và ngược lại thay đổi thực hành chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy cho hệ thống thực phẩm bền vững và góp phần giảm tác động đến môi trường. Thực phẩm làm từ động vật là thủ phạm chính, trong đó chăn nuôi chiếm khoảng 14,5% lượng phát thải khí nhà kính. Tiêu thụ thịt toàn cầu ngày càng tăng được cho là sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến thực phẩm từ 30% lên 80% vào năm 2050. Trong khi đó, chế độ ăn trên toàn cầu chưa hợp lý, dẫn đến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch vành và một số bệnh ung thư.
Theo tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến cáo không tiêu thụ quá 350-500 gram thịt đỏ/tuần (thịt lợn, thịt bò, thịt trâu…). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ, phòng chống lại tình trạng suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức cũng như các bệnh không lây nhiễm, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
Kết quả tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2020 cho thấy, nhìn chung, về khẩu phần dinh dưỡng của người dân Việt Nam kể từ sau năm 2010 tới nay có rất nhiều thay đổi tích cực. Bữa ăn đa dạng hơn cả về số lượng, hoàn thiện hơn cả về chất lượng. Cơ cấu khẩu phần cũng trở nên hợp lý hơn, ngày càng đáp ứng tốt hơn với nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng cả về năng lượng, các chất dinh dưỡng và vitamin khoáng chất trong khẩu phần. Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh; từ 84,0g/người/ngày (là mức tiêu thụ thịt bình quân trên toàn quốc vào năm 2010) tăng lên 136,4g/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày (năm 2020). Cá và thủy sản có mức tiêu thụ tăng từ 69,4 gram lên 89,2 gram/người/ngày. Mức tiêu thụ trứng và sữa cũng tăng từ 29,5 gram lên 46 gram/người/ngày. Mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm, từ 373,2 gram/người/ngày xuống 325,5 gram/người/ngày. Mức tiêu thụ rau đã tăng lên, từ 190 gram rau/người/ngày và 60,9 gram quả người/ngày năm 2010 đã tăng lên thành 231,0 gram rau và 140,7 gram quả chín. Tuy nhiên mức này cũng chỉ đạt được 66,4% - 74,4% so với khuyến nghị về nhu cầu tiêu thụ rau quả.
![]() |
Người dân Việt Nam hiện nay đang tiêu thụ vượt quá khuyến nghị về tiêu thụ thịt, tiêu thụ muối; trong khi lại tiêu thụ chưa đa dạng, chưa đủ lượng rau, quả theo khuyến cáo. Thay đổi nhận thức, hành vi, giảm tiêu thụ lượng thịt đỏ (đặc biệt khu vực thành thị) không những góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng phòng chống bệnh mạn tính không lây mà cũng sẽ góp phần cho việc giảm phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường bền vững.
Để cải thiện dinh dưỡng thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm bền vững tại Việt Nam, một số nhiệm vụ chính như tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường; thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức; cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm; khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh, góp phần giảm tác động môi trường; giám sát và đánh giá và xây dựng các chương trình, mô hình can thiệp phù hợp với từng địa phương, vùng miền, dân tộc.
Tóm lại, để giải quyết vấn đề dinh dưỡng hiệu quả, cần có sự hợp tác giữa các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và y tế nhằm xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững, đảm bảo sức khỏe cho thế hệ hiện tại và tương lai. Cần có chính sách khuyến khích sản xuất thực phẩm bền vững và tăng cường giáo dục dinh dưỡng. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các chương trình trồng trọt địa phương để nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và bảo vệ môi trường.
Cần thực hiện tốt khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh cho người trưởng thành theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2023: 1) Chế độ ăn phải đáp ứng nhu cầu năng lượng, vitamin và khoáng chất hàng ngày, nhưng lượng năng lượng không được vượt quá nhu cầu; 2) Nên tiêu thụ ít nhất 400g trái cây và rau quả mỗi ngày; 3) Tiêu thụ ít hơn 30% tổng lượng năng lượng nên ở dạng chất béo, với sự thay đổi tiêu thụ chất béo từ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa và loại bỏ chất béo chuyển hóa (trans fat); 4) Tiêu thụ ít hơn 10% tổng lượng năng lượng (tốt nhất là dưới 5%) nên ở dạng đường tự do; 5) Tiêu thụ ít hơn 5 g muối mỗi ngày.
Khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần tập trung: 1)Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời; 2) Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ liên tục cho đến ít nhất 2 tuổi; 3) Trẻ từ 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, trẻ nên được bổ sung nhiều loại thực phẩm đầy đủ, an toàn và giàu chất dinh dưỡng. Muối và đường không nên được thêm vào thực phẩm bổ sung.
Các tin khác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đồ án của nữ sinh Kiến trúc Việt Nam được vinh danh tại “đấu trường” quốc tế

Đại học Bách Khoa Hà Nội góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững bằng công nghệ AI

Những nhà khoa học nữ giữ lửa nhiệt huyết nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển quy trình hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon

Chế tạo cơ nhân tạo mô phỏng cơ bắp con người và in 3D sinh học

Phụ nữ Đồng Nai chung tay giảm thải rác thải nhựa

Đội ngũ nữ trí thức vì một thế giới văn minh và phát triển bền vững
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phú Thọ: Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu Trung ương dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

BSR - Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

Cần Thơ khai mạc Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Tham gia vào chuyển đổi xanh: Các doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Hội nghị nữ Khoa học toàn quốc lần thứ IV - Đổi mới, sáng tạo vì môi trường và sức khỏe cộng đồng

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

PGS.TS Lê Minh Thùy - Kiên định con đường đã chọn: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Nổi bật

8 cách trị mề đay bằng muối hiệu quả

Cỏ cũng là vị thuốc

Cây dây thìa canh – Một vị thuốc nam quý

Phú Thọ: Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu Trung ương dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

BSR - Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt đồng thời Chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
