Đi qua mùa dịch bạch hầu ở Tây Nguyên
Đi qua mùa dịch bạch hầu đầy khó khăn và mất mát
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, trong năm 2020 khu vực này ghi nhận tổng số 191 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 05 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em.
Trước đó, tháng 6/2020, ổ dịch bạch hầu đầu tiên được phát hiện ở Krông Nô, Đắk Nông. Sau đó, dịch bạch hầu bùng lên ở toàn khu vực Tây Nguyên, (trừ Lâm Đồng) với tổng cộng 100 ca nhiễm, 3 người tử vong. Ít tuần sau đó, phía Lâm Đồng cũng ghi nhận ca nhiễm bệnh. Chính quyền nhận định đây là lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, vùng đối mặt với dịch bệnh truyền nhiễm lan rộng.
Nhanh chóng Tây Nguyên trở thành “Báo động đỏ” khi nhiều Trung tâm y tế tuyến huyện lẫn Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đều quá tải vì số lượng bệnh nhân vào theo dõi, điều trị. Trước tình hình “căng như dây đàn”, ngành Y tế các tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kiểm soát tình hình, ngăn không để “dịch chồng dịch” dễ dẫn đến mất kiểm soát cục diện.
Bệnh bạch hầu đã cướp đi mạng sống của những đứa trẻ vùng cao.
Thế nhưng, việc dập dịch bạch hầu thời điểm mới bùng phát gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt ổ dịch nằm rải rác ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Một bộ phận bà con dân tộc thiểu số còn chủ quan, coi thường việc tiêm chủng mở rộng. Các tỉnh trong vùng đã điều động một lượng lớn nhân lực ngành y về đóng chân ngay ở các ổ dịch để cùng người dân chống dịch.
Tại Đắk Lắk, địa phương đã tái thiết lập “ATM gạo” để hỗ trợ cho bà con ở trong các khu cách ly. Trung tâm Y tế phối hợp với chính quyền sở tại vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp, ủng hộ gạo, nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng dịch.
Đắk Nông cũng cấp tốc nhận chuyển giao để lập phòng xét nghiệm nhanh phát hiện bệnh bạch hầu từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, giúp người dân an tâm, vững vàng cùng chính quyền chống dịch.
Tại Kon Tum, Gia Lai, ngành y tế cũng chủ động mở các đợt tiêm chủng mở rộng và tiêm vét cho người dân. Đặc biệt, chính quyền các tỉnh này còn cho tổ chức các hội nghị truyền thông trực tiếp về kiến thức cơ bản để phòng, chống bệnh bạch hầu theo tiếng dân tộc đạt hiệu quả.
Với loạt nỗ lực đó, tháng 12/2020, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã tạm thời khống chế được dịch bạch hầu.
Tăng cường tiêm vắc-xin, phủ sóng miễn dịch cộng đồng
Dù bệnh bạch hầu đã đi qua, nhưng ngành Y tế các địa phương vẫn không hề chủ quan. Bởi, một khi các vùng lõm vẫn chưa được kiểm soát, dập tắt thì nguy cơ người dân nhiễm bệnh vẫn còn rất cao. Trước đó, Bộ Y tế đã phân bổ 10 triệu liều vắc-xin để tiêm cho khoảng 4,7 triệu người ở các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, Quảng Ngãi nhằm phòng dịch bệnh lây lan diện rộng.
Tỉnh Đắk Lắk thực hiện tiêm chủng vắc-xin bệnh bạch hầu cho người dân.
Hiện nay, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên vẫn chủ động tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch bạch hầu, đầu mối phối hợp với các đơn vị khác hỗ trợ vắc-xin và kháng độc tố bạch hầu cho các địa phương có dịch. Viện cũng tổ chức 04 lớp tập huấn về giám sát và phòng chống bệnh bạch hầu cho cán bộ tuyến huyện tại 04 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Đăk Nông.
Tại Kon Tum, tính đến ngày 8/5/2021, Sở Y tế tỉnh đã hoàn thành mục tiêu tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho trên 445.000 đối tượng. Đối với nhóm từ 2-48 tháng tuổi, ngành đã tiến hành tiêm vắc-xin cho hơn 13.200 người tại 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn, đạt trên 95%. Nhóm từ 49 tháng tuổi trở lên đã có gần 432.000 người tiêm đợt 1, chiếm 93,2%; gần 395.000 người tiêm đợt 2, chiếm 92,4%. 102/102 xã đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 90%. Như vậy, địa phương này trở thành tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên hoàn thành sớm việc tiêm chủng phòng dịch bệnh bạch hầu.
Thời gian tới, ngành Y tế khuyến khích các tỉnh tiếp tục rà soát lại toàn bộ các đối tượng trên địa bàn để tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh bạch hầu, tạo miễn dịch cho cộng đồng.
HỮU LONG
Các tin khác

“Giải chạy Mùa Xuân” - Chinh phục những cung đường

5 loại thực phẩm dễ làm mất tập trung

Công dụng không ngờ của thực phẩm lên men

Ngăn ngừa gan nhiễm mỡ từ những thay đổi nhỏ

Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứng

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm

Nguy cơ bệnh hô hấp từ tình trạng ô nhiễm không khí

Bệnh máu đông và mối liên quan với ô nhiễm không khí

Nên sử dụng các thực phẩm giảm đường để bảo vệ sức khỏe
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

BVĐK Khánh Hoà thực hiện thành công hai lần thay khớp háng cho bệnh nhân

Cần Thơ: Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ công bố triển khai hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử

Bệnh nhân Hàn Quốc bị chấn thương cột sống cổ nghiêm trọng được phẫu thuật thành công

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Bước tiến mới của chuyên ngành nội soi

TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm thể dục sức khỏe quốc tế đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người lớn tuổi

Chủ động phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong mùa hè

Vĩnh Phúc kiểm soát hiệu quả mất cân bằng giới tính khi sinh

Truyền thông dân số hiệu quả - Nền tảng cho sự phát triển bền vững

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thu hồi lô thuốc phổ biến điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng

Giám sát chặt việc sản xuất thuốc thông qua nguyên tắc GMP

Thắt chặt quản lý thực phẩm chức năng

Nguy cơ xâm nhập biến chủng Omicron vào Việt Nam là rất lớn

Giải pháp thích ứng với vi rút corona

Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về mua vắc-xin Covid-19

Rửa tay là biện pháp hàng đầu phòng bệnh tay chân miệng

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Tôn vinh những chiến sỹ áo trắng trên mặt trận vì sức khỏe nhân dân

BS Trần Hồng Vinh: 30 năm say mê nghiên cứu để chữa bệnh cứu người

Người tiên phong chia tách lá gan để nhân đôi sự sống

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

An Giang tăng cường kiểm soát, ngăn chặn bệnh cúm gia cầm

Bộ Y tế đã cấp phép, gia hạn hơn 13.500 số đăng ký thuốc, vaccine, sinh phẩm

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Điều trị thành công ca rò động mạch cảnh xoang hang bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch thần kinh
Nổi bật

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
